Truyền thống hào hùng của lực lượng an ninh - Công an thủ đô Hà Nội:

Đập tan âm mưu của tổ chức phản động từ trong trứng nước

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Theo kế hoạch chống phá, đúng ngày 30-4-1980, một quả bóng thám không cỡ lớn sẽ được thả lên từ khu vực phố Đại La (Hà Nội). Theo chiều gió, nó sẽ bay đến khu vực trung tâm Ba Đình và thả hàng ngàn tờ truyền đơn với nội dung bôi xấu chế độ và kích động chống đối Nhà nước, chính quyền. Tuy nhiên, tất cả âm mưu đó đã không thể thành sự thật…
Những trang hồ sơ mờ dần theo thời gian là minh chứng cho chiến công hào hùng của lực lượng an ninh CATP Hà Nội

Những trang hồ sơ mờ dần theo thời gian là minh chứng cho chiến công hào hùng của lực lượng an ninh CATP Hà Nội

Cuộc gặp gỡ bất ngờ

Năm 1980, sau 5 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, ở miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng vẫn còn những khó khăn nhất định. Đời sống người dân thời kỳ bao cấp còn nhiều khó khăn, vất vả và đó chính là mục đích để bọn phản động lợi dụng nhằm thực hiện mục tiêu chống phá.

Ở vị trí vỉa hè đối diện với khu “Cao-Xà-Lá” (nhà máy cao su, xà phòng, thuốc lá Thăng Long) thuộc quận Đống Đa, có một thanh niên tên Đăng hành nghề vá xe đạp. Người này từng có tiền án nhưng đã được chính quyền địa phương tạo điều kiện hòa nhập với cuộc sống. Tháng Giêng năm 1980, có 2 người đàn ông như vô tình đi qua và ghé thăm Đông. Một trong 2 người đã quen biết Đông từ trước có tên là Thành, giới thiệu người đi cùng có tên là Hải. Thành hỏi thăm sức khỏe và không quên nhắc lại quá khứ của Đông. Còn người đàn ông tên Hải tỏ ra có hiểu biết về tử vi nên đã “phán” cho Đông một số tiên đoán về tiền vận, hậu vận.

Theo tính toán của Biền, vào tháng 4 sẽ có gió Tây Nam, gió sẽ đưa trái bóng này từ Đại La về khu vực Ba Đình - trung tâm chính trị của đất nước và có nhiều đại sứ quán nước ngoài ở đó. Trên quả bóng thám không hắn sẽ cài 1 que hương và tính toán để que hương cháy đến một thời gian nhất định sẽ làm nổ bóng, đứt dây, khiến toàn bộ truyền đơn được rải đều xuống khu vực. Biền hy vọng một số truyền đơn sẽ rơi xuống đại sứ quán các nước tư bản thì sáng hôm sau tin tức xấu độc sẽ loan đi khắp thế giới.

Câu chuyện trên vỉa hè với người đàn ông có tài xem bói tưởng chừng vô thưởng vô phạt ấy đã được chú ý trong một cuộc họp giao ban của CAQ Đống Đa và một báo cáo được gửi lên Phòng Bảo vệ chính trị 2, CATP Hà Nội vài ngày sau đó. Ít hôm sau, Thành rủ Đông đến nhà mình uống rượu. Men rượu làm cho 2 người đàn ông trở nên gần gũi hơn và họ nói những câu chuyện mà ngày thường không dễ tâm sự.

Sau vài chén, Đông ngậm ngùi nói với Thành rằng mình đang rất chán vì cuộc sống bám lấy vỉa hè không có lối thoát, muốn được thay đổi với bất kể giá nào. Sau nửa giờ thăm dò, Thành bóng gió với Đông về “một sự thay đổi lớn”. Nếu sự việc thành công, cuộc sống của Đông chắc chắn sẽ “lên hương” với điều kiện phải tuân theo chỉ đạo của Thành. Cụ thể, Thành đề nghị Đông phát tán một bức thư để trong hòm sắt.

Do quá chén nên Thành say rượu, nằm ngủ tại chỗ. Đông mở hòm sắt thấy có nhiều thư với nội dung giống nhau mà Thành đã nhắc đến trong câu chuyện. Lá thư ấy được chuyển thẳng đến Phòng Bảo vệ chính trị 3. Thông qua phương pháp đối chiếu tự dạng, các CBCS nhận ra được chữ viết tay trên lá thư đó là của một người có tên là Nguyễn Sinh Biền (tức Hải) - một đối tượng có nhân thân khá phức tạp.

Tiếp cận “cáo già”

Đại tá Ngô Văn Cử - nguyên Phó Trưởng phòng Hồ sơ an ninh nhớ lại, chúng tôi đã phải sàng lọc thông qua hàng nghìn tự dạng của một số người có biểu hiện bất mãn trong diện nghi vấn, xác định qua công tác dựng con người thủ phạm để tìm ra người viết là Nguyễn Sinh Biền. Từ đó đi sâu điều tra bằng các biện pháp trinh sát và phát hiện Biền là người cầm đầu của một tổ chức phản động. Tuy nhiên những bằng chứng ít ỏi đó vẫn chưa đủ để kết tội Biền.

Nguyễn Sinh Biền có một thời gian làm việc ở Xí nghiệp Kim khí điện tử thuộc Ủy ban Phát thanh truyền hình (nay là Đài Tiếng nói Việt Nam). Do ý thức tổ chức kỷ luật kém, lười biếng trong lao động nên năm 1978 hắn bị sa thải. Về nhà, Biền hành nghề bói toán, dị đoan và sửa chữa radio kiếm sống. Lợi dụng mối quan hệ với khách hàng, với cách nói khá thiện cảm, đánh trúng tâm lý những người có đời sống khó khăn và ít nhiều không bằng lòng với cuộc sống, Biền đã lôi kéo 3,4 người tham gia vào tổ chức của hắn ta. Chân dung Nguyễn Sinh Biền đã được thảo những nét đầu tiên và cuối tháng giêng năm 1980, Ban chuyên án quyết định đấu tranh với Nguyễn Sinh Biền cùng tổ chức phản động mà hắn thành lập.

“Tính chất vụ án bước đầu được đánh giá là cấp bách. Anh Nguyễn Văn Tình thời điểm ấy làm Trưởng phòng Bảo vệ chính trị 2 (sau là Phó Giám đốc CATP Hà Nội) là chỉ huy chung, anh Nguyễn Văn Hệ làm đội trưởng và tôi - Dương Thế - là Phó đội trưởng phụ trách Đội Chống phản động. Chúng tôi trực tiếp trinh sát và Ban chuyên án cũng tập trung chủ yếu vào khâu này nhằm phát hiện âm mưu tổ chức hoạt động của Nguyễn Sinh Biền” - Thượng tá Dương Thế, nguyên Phó Trưởng phòng Bảo vệ chính trị 2 nhớ lại.

Thượng tá Phùng Văn Đến (cán bộ trinh sát trong những ngày ấy) đã đóng vai một tay buôn chó để bám sát đối tượng. Ông kể: “Biền có 2 nhà, một căn ở Đại La, một căn ở Phố Huế. Hắn còn hay qua lại khu vực Đài Phát thanh Mễ Trì gặp rất nhiều đối tượng nên phạm vi theo dõi của tôi khá rộng. Biền cũng tỏ ra rất cảnh giác. Thông minh, có học, lại từng là kỹ sư công tác lâu năm tại Đài Tiếng nói Việt Nam nên hắn tìm mọi cách né tránh sự theo dõi của cơ quan điều tra. Hắn cảnh giác đến mức nếu đi đâu thì cứ được 100m lại giả vờ tuột xích xe đạp để xem có bị theo dõi hay không”.

Hình ảnh tái hiện Nguyễn Sinh Biền thực hiện hành vi in truyền đơn trên bản in roneo

Hình ảnh tái hiện Nguyễn Sinh Biền thực hiện hành vi in truyền đơn trên bản in roneo

Chặn đứng âm mưu

Cùng với các phương pháp nghiệp vụ đồng bộ khác, Ban chuyên án cũng đưa một cơ sở với bí danh Hoài vào vai khách hàng cần sửa chữa đồ điện tử. Ông Hoài hiểu biết về tử vi tướng số còn vượt cả Nguyễn Sinh Biền khiến đối tượng tỏ ra khá nể trọng. Sau những lần đến sửa chữa đồ, ông Hoài đã phần nào được Biền tin tưởng và bắt đầu có những hành vi lôi kéo. Những báo cáo từ ông Hoài liên tục được gửi về qua từng giai đoạn, cùng với đó là những tổng hợp theo dõi của trinh sát cho phép làm rõ chân dung của Nguyễn Sinh Biền.

Thông tin từ mọi hướng cho thấy, Biền đang tiến hành một âm mưu lớn. Hắn tạo ra bản in truyền đơn dạng roneo bằng cách uốn dây đồng thành chữ, sau đó gắn cố định vào bản gỗ. Hơn 3.000 lượt mặt in đã được Nguyễn Sinh Biền hoàn thiện. Trung tá Nguyễn Trường Giang (cán bộ Phòng Hồ sơ nghiệp vụ an ninh, trinh sát tại thời điểm xảy ra vụ án) chia sẻ: “Chuyên án có một điểm hết sức mới mẻ mang tính điển hình. Đó là đối tượng không viết tay, không đánh máy mà dùng dây đồng nhỏ uống thành chữ tạo ra bản in. Để rải truyền đơn, đối tượng sử dụng các quả khí cầu thám không của quân đội. Để bơm khí cầu, Biền sử dụng bình cứu hỏa, đất đèn và một số loại hóa chất để tạo ra khí hydro. Đối tượng đã thử nghiệm bơm bóng thám không tại nhà, sau đó dùng vật có trọng lượng tương đương với tập truyền đơn buộc vào quả bóng để xem độ tải của bóng và sức gió trên không”.

Theo tính toán của Biền, vào tháng 4 sẽ có gió Tây Nam, gió sẽ đưa trái bóng này từ Đại La về khu vực Ba Đình - trung tâm chính trị của đất nước và có nhiều đại sứ quán nước ngoài ở đó. Trên quả bóng thám không hắn sẽ cài 1 que hương và tính toán để que hương cháy đến một thời gian nhất định sẽ làm nổ bóng, đứt dây, khiến toàn bộ truyền đơn được rải đều xuống khu vực. Biền hy vọng một số truyền đơn sẽ rơi xuống đại sứ quán các nước tư bản thì sáng hôm sau tin tức xấu độc sẽ loan đi khắp thế giới. “Chúng còn dự định sẽ triển khai 3 đợt rải truyền đơn. Đợt 1 mở màn vào ngày 30-4. Đợt 2 vào ngày Quốc khánh 2-9. Đợt 3 là ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22-12. Nội dung truyền đơn là kêu gọi quần chúng đứng lên lật đổ chính quyền” - Trung tá Nguyễn Trường Giang nhớ lại.

Nhận thấy âm mưu của Nguyễn Sinh Biền hết sức nguy hiểm, lực lượng an ninh phải có đối sách khẩn cấp, Giám đốc CATP Hà Nội thời điểm đó quyết định cần phải phá án ngay với phương châm đập tan âm mưu phản động từ trong trứng. Lúc này, ông Hoài đến lấy lại chiếc đài hôm trước nhờ Biền sửa. Biền tiếp tục lôi kéo và lần này ông Hoài được lệnh… “cắn câu”. Ngay lập tức Biền đã đưa cho ông xem bộ truyền đơn mới. Ông Hoài tỏ ra khá quan tâm và còn góp ý cho Biền một vài câu chữ khiến gã rất tâm đắc. Sáng 29-4-1980, lực lượng an ninh CATP Hà Nội đã tập trung 4 mũi, bắt và khám xét 4 đối tượng. Và kẻ đầu tiên tra tay vào còng số 8 là Nguyễn Sinh Biền - tên cầm đầu cùng tất cả tài liệu, phương tiện dùng để in ấn, phát tán truyền đơn phản động.