Công tác tái bổ nhiệm thẩm phán còn chậm

(ANTĐ) - Đó là nhận định trong một báo cáo của ngành tòa án thời gian qua. Vấn đề này vừa có nguyên nhân do các quy định về thủ tục còn rườm rà, chưa được sửa chữa, bổ sung kịp thời, mặt khác cũng có khuyết điểm của của tòa án địa phương và TANDTC tiến hành làm thủ tục còn chậm. Một số tòa án địa phương kiến nghị TANDTC nghiên cứu lại việc lấy các chỉ tiêu tỷ lệ án hủy, sửa của công tác thi đua, khen thưởng là một tiêu chí quan trọng để xem xét, đánh giá thẩm phán khi tái nhiệm và một số thẩm phán do tỷ lệ án bị hủy, sửa vượt quá chỉ tiêu thi đua nên bị tạm dừng lại chưa tái nhiệm.

Công tác tái bổ nhiệm thẩm phán còn chậm

(ANTĐ) - Đó là nhận định trong một báo cáo của ngành tòa án thời gian qua. Vấn đề này vừa có nguyên nhân do các quy định về thủ tục còn rườm rà, chưa được sửa chữa, bổ sung kịp thời, mặt khác cũng có khuyết điểm của của tòa án địa phương và TANDTC tiến hành làm thủ tục còn chậm. Một số tòa án địa phương kiến nghị TANDTC nghiên cứu lại việc lấy các chỉ tiêu tỷ lệ án hủy, sửa của công tác thi đua, khen thưởng là một tiêu chí quan trọng để xem xét, đánh giá thẩm phán khi tái nhiệm và một số thẩm phán do tỷ lệ án bị hủy, sửa vượt quá chỉ tiêu thi đua nên bị tạm dừng lại chưa tái nhiệm.

Bởi trong thực tiễn, việc hủy hay sửa án cũng có mức độ khác nhau. Có bản án, quyết định sai lầm rất nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến uy tín của ngành TAND. Tuy nhiên, có những bản án, quyết định bị hủy hoặc sửa do lỗi của thẩm phán nhưng không gây ra những ảnh hưởng lớn đến uy tín của ngành. Mặt khác, có thẩm phán xử nhiều mà bị hủy, sửa một vài vụ thì thì tỷ lệ hủy, sửa rất thấp. Ngược lại, có thẩm phán xử ít thì chỉ cần hủy, sửa 1 vụ cũng đã vượt quá tỷ lệ 1,15% án hủy...

Quan điểm của TANDTC là chấp nhận ý kiến này để đề ra những quy định mới cho phù hợp, vừa đảm bảo nâng cao chất lượng xét xử các loại án, vừa đảm bảo việc đánh giá đúng phẩm chất, năng lực, trình độ của thẩm phán trong việc tái bổ nhiệm. 

P.V