Có bệnh không được chữa?

(ANTĐ) -Hội nghị sơ kết quý I-2008 về tình hình phạm pháp hình sự cụm địa bàn Hà Nội và 16 tỉnh, thành trọng điểm phía Bắc diễn ra mới đây, đại diện Cục CSĐT tội phạm về TTXH công bố một thông tin hết sức đáng lưu tâm: số vụ phạm pháp, đặc biệt án nghiêm trọng liên quan đến người tâm thần đang tăng cao!

Có bệnh không được chữa?

(ANTĐ) -Hội nghị sơ kết quý I-2008 về tình hình phạm pháp hình sự cụm địa bàn Hà Nội và 16 tỉnh, thành trọng điểm phía Bắc diễn ra mới đây, đại diện Cục CSĐT tội phạm về TTXH công bố một thông tin hết sức đáng lưu tâm: số vụ phạm pháp, đặc biệt án nghiêm trọng liên quan đến người tâm thần đang tăng cao!

Địa phương nào cũng xảy ra những vụ án mà người mắc bệnh tâm thần là thủ phạm, từ cố ý gây thương tích đến gây án mạng với tình tiết man rợ. Bị hại của đối tượng này không chỉ người dưng, mà thậm chí cả họ hàng thân thích. Tuy nhiên, công tác xử lý với người tâm thần đang gặp khó khăn, vì hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng này không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

“Phần lớn những đối tượng tâm thần đã gây án một lần sẽ tiếp tục tái diễn hành vi của mình”, một cán bộ điều tra hình sự nhận định. Song, không ai biết trước thời điểm nào họ phạm tội để… tránh, và cũng chưa có biện pháp hữu hiệu nào để ngăn chặn. Tỷ lệ người tâm thần đang sống “hòa nhập” với cộng đồng là khá lớn. Và thường thì họ ít được gia đình quan tâm, chăm sóc, quản lý. Địa chỉ tốt nhất cho người tâm thần là các bệnh viện, nhưng quy định để người bệnh nhập viện khá… nhiêu khê. Ai đưa người tâm thần nhập viện, người ấy có trách nhiệm đóng các khoản viện phí. Hết thời gian điều trị, thường là 6 tháng, bệnh tật đến mấy cũng phải trả về, bởi bệnh viện không thể chăm sóc dài hạn tất cả bệnh nhân tâm thần. Khi về, sự ghẻ lạnh của gia đình là nhân tố khiến bệnh tình không thuyên giảm. Họ hoặc là bỏ nhà đi lang thang, hoặc sống vật vờ, đến thời điểm nào đó bị kích thích, sẽ có hành vi nguy hiểm đến xã hội.

Hiện tượng người tâm thần gây án, đầu tiên cần kêu gọi trách nhiệm phía gia đình. Cùng với đó là trách nhiệm của xã hội. Bệnh viện tâm thần phải được sự hỗ trợ hơn nữa về kinh phí để tăng thời gian và công suất điều trị bệnh nhân. Đây là hiện tượng không được phép thờ ơ, bởi nó thực sự là nguy cơ đối với xã hội.  

Hội nghị sơ kết quý I-2008 về tình hình phạm pháp hình sự cụm địa bàn Hà Nội và 16 tỉnh, thành trọng điểm phía Bắc diễn ra mới đây, đại diện Cục CSĐT tội phạm về TTXH công bố một thông tin hết sức đáng lưu tâm: số vụ phạm pháp, đặc biệt án nghiêm trọng liên quan đến người tâm thần đang tăng cao! Địa phương nào cũng xảy ra những vụ án mà người mắc bệnh tâm thần là thủ phạm, từ cố ý gây thương tích đến gây án mạng với tình tiết man rợ. Bị hại của đối tượng này không chỉ người dưng, mà thậm chí cả họ hàng thân thích. Tuy nhiên, công tác xử lý với người tâm thần đang gặp khó khăn, vì hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng này không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

“Phần lớn những đối tượng tâm thần đã gây án một lần sẽ tiếp tục tái diễn hành vi của mình”, một cán bộ điều tra hình sự nhận định. Song, không ai biết trước thời điểm nào họ phạm tội để… tránh, và cũng chưa có biện pháp hữu hiệu nào để ngăn chặn. Tỷ lệ người tâm thần đang sống “hòa nhập” với cộng đồng là khá lớn. Và thường thì họ ít được gia đình quan tâm, chăm sóc, quản lý. Địa chỉ tốt nhất cho người tâm thần là các bệnh viện, nhưng quy định để người bệnh nhập viện khá… nhiêu khê. Ai đưa người tâm thần nhập viện, người ấy có trách nhiệm đóng các khoản viện phí. Hết thời gian điều trị, thường là 6 tháng, bệnh tật đến mấy cũng phải trả về, bởi bệnh viện không thể chăm sóc dài hạn tất cả bệnh nhân tâm thần. Khi về, sự ghẻ lạnh của gia đình là nhân tố khiến bệnh tình không thuyên giảm. Họ hoặc là bỏ nhà đi lang thang, hoặc sống vật vờ, đến thời điểm nào đó bị kích thích, sẽ có hành vi nguy hiểm đến xã hội.

Hiện tượng người tâm thần gây án, đầu tiên cần kêu gọi trách nhiệm phía gia đình. Cùng với đó là trách nhiệm của xã hội. Bệnh viện tâm thần phải được sự hỗ trợ hơn nữa về kinh phí để tăng thời gian và công suất điều trị bệnh nhân. Đây là hiện tượng không được phép thờ ơ, bởi nó thực sự là nguy cơ đối với xã hội.  

Trung Dân