Chuyên gia nêu lý do cần phải tránh việc “chủ động” lây nhiễm Covid-19

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Khi đại dịch Covid-19 đạt đến đỉnh điểm, nhiều người cho rằng, nên chấp nhận việc bị mắc biến thể Omicron, dỡ bỏ các biện pháp hạn chế phòng chống dịch bệnh, để dịch bệnh lây lan trên diện rộng và chấp nhận việc đa phần người dân sẽ mắc biến thể này nhằm nhanh chóng tạo miễn dịch cộng đồng. Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng, quan điểm này không tối ưu bởi nhiều lý do.
Tỷ lệ lây nhiễm có thể được hạn chế tùy theo ý thức phòng tránh dịch bệnh của con người

Tỷ lệ lây nhiễm có thể được hạn chế tùy theo ý thức phòng tránh dịch bệnh của con người

Không phải “sống cùng nhà với người nhiễm Covid-19 là sẽ bị lây”

Lý do đầu tiên là các biện pháp chống dịch đơn giản mà tất cả mọi người đều có thể thực hiện vẫn có hiệu quả trong việc khống chế sự lây lan của dịch bệnh, kể cả trong những làn sóng dịch bệnh lớn như Omicron. Thực tế đã cho thấy rằng, tùy thuộc vào mức độ chúng ta áp dụng các biện pháp phòng chống dịch, tỷ lệ sẽ dao động từ 25- 60% dân số có khả năng bị nhiễm bệnh trong đợt bùng phát này. Các nghiên cứu từ Anh, Đan Mạch và Hàn Quốc đã xem xét xác suất những người nhạy cảm sống cùng gia đình với người nhiễm Covid-19, cho thấy rằng, với làn sóng lây nhiễm biến thể Omicron, ngay cả khi bạn sống chung nhà với người nhiễm Covid-19, xác suất lây nhiễm cho người cùng nhà là từ 15-50%.

Thứ hai, không phải mọi ca mắc Covid-19 đều giống nhau. Đến nay, biến thể Delta vẫn còn tồn tại và không thể coi mọi ca bệnh là do nhiễm Omicron. Dù biến thể Omicron đa phần gây ra các triệu chứng bệnh nhẹ hơn Delta, song biến thể này vẫn có thể gây ra các triệu chứng bệnh nặng hoặc tử vong, đặc biệt đối với những người chưa tiêm vaccine. Trong cộng đồng, vẫn còn nhiều người dễ bị tổn thương, do đó, việc hạn chế lây lan dịch bệnh cũng góp phần bảo vệ nhóm người này.

Một lý do khác là việc tránh tình trạng lây lan virus trong giai đoạn đầu sẽ mang lại nhiều lợi thế, khi các nhà khoa học có thêm thời gian để tìm ra các vaccine hiệu quả và cải thiện phương pháp điều trị Covid-19. Lý do khiến dịch bệnh có những đợt bùng phát lớn như làn sóng Omicron, tăng và giảm nhanh chóng này liên quan đến chỉ số lây nhiễm cơ bản R mà các nhà dịch tễ học đề cập. R0 là số người trung bình bị lây nhiễm từ một người khi bắt đầu bùng phát. Khi R lớn hơn 1 thì số trường hợp lây nhiễm tăng lên, khi R nhỏ hơn 1 thì số trường hợp giảm. Nếu hệ số lây nhiễm R ở mức 2 ngay từ giai đoạn bắt đầu bùng phát, nghĩa là trung bình mỗi trường hợp lây truyền cho hai người khác, thì đến thời điểm một nửa dân số bị nhiễm và khỏi bệnh, virus sẽ chỉ truyền cho một người khác. Trong trường hợp này, chỉ số R hiệu quả là 1 và số ca lây nhiễm sẽ bắt đầu giảm.

Hành vi giúp giảm mức độ lây nhiễm

Hiện nay ở nhiều nước, dù tỷ lệ tiêm phòng cao nhưng biến thể Omicron vẫn tiếp tục lây lan nhanh. Điều này được lý giải là do biến thể này có khả năng tránh miễn dịch có được nhờ tiêm phòng hoặc người từng mắc bệnh. Điều này khiến cho làn sóng Omicron bùng phát nhanh chóng. Bên cạnh đó, việc tiêm phòng, trong đó tính cả mũi tăng cường, cho hiệu quả bảo vệ cao trước nguy cơ bệnh nặng, nhập viện và tử vong, nhưng không hoàn toàn ngăn chặn lây nhiễm. Nghĩa là ngay cả trong một cộng đồng có tỷ lệ tiêm phòng cao, bạn vẫn có thể bị lây và nhiễm bệnh ở mức độ cao, nhưng tỷ lệ các ca bệnh nặng và biến chứng sẽ thấp đi rất nhiều.

Sự nới lỏng của các biện pháp y tế công cộng để phòng dịch và tác động của các sự kiện tập trung đông người cũng khiến virus lây lan nhanh. Do đó, vai trò của việc duy trì các biện pháp phòng dịch cơ bản để hạn chế số ca mắc vẫn là cần thiết. Điều quan trọng là, trong khi số ca nhiễm Omicron đã tăng lên đáng kể, tỷ lệ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng lại thấp hơn nhiều so với đợt bùng phát Delta trước đó.

Phân tích dựa trên các mô phỏng chỉ ra rằng, số ca nhiễm bắt đầu giảm càng sớm thì mức độ bùng phát tổng thể càng nhỏ. Nếu có hệ số lây nhiễm cơ bản R0 ở mức 2 ngay từ giai đoạn đầu dịch bùng phát thì trong làn sóng đó, 80% dân số sẽ nhiễm bệnh. Nếu R0 được kiềm chế ở mức 1,5 trong giai đoạn đầu thì đến cuối làn sóng 58% người dân nhiễm bệnh.

Một điều may mắn là, chúng ta có thể kiểm soát một phần đối với hệ số R. Các biện pháp như đeo khẩu trang, sử dụng tốt hệ thống thông gió, tự cách ly khi có triệu chứng hoặc khi xét nghiệm dương tính, tiêm phòng và tránh các khu vực đông người trong không gian kín đều có tác dụng làm giảm R và tổng số người bị nhiễm. Thực tế đã cho thấy rằng, tùy thuộc vào mức độ chúng ta áp dụng các biện pháp này, một nơi nào đó từ 25- 60% dân số có khả năng bị nhiễm bệnh trong đợt bùng phát này. Tất cả các biện pháp phòng dịch nói chung có tác dụng giảm lây nhiễm khi sống chung nhà với người bệnh như như đeo khẩu trang, để không khí trong nhà được lưu thông và nếu có thể, để người bệnh ở phòng riêng, sử dụng nhà vệ sinh riêng đồng thời thực hiện tốt quy trình vệ sinh cơ bản.

Mối quan hệ giữa liều lượng tiếp xúc ban đầu, mức độ lây nhiễm và mức độ nghiêm trọng của bệnh là một tính chất của nhiều bệnh truyền nhiễm, bao gồm cả các bệnh đường hô hấp ở người và các động vật khác. Một đánh giá gần đây kết luận rằng mặc dù có bằng chứng về mối quan hệ trực tiếp giữa liều lượng virus Sars-CoV-2 và sự lây nhiễm ở người, nhưng vẫn chưa có bằng chứng về mối liên hệ giữa liều lượng và mức độ nghiêm trọng, mặc dù một số bằng chứng từ các mô hình động vật.

Mức độ nghiêm trọng của Covid-19 rất có thể do các yếu tố khác ngoài liều phơi nhiễm ban đầu thúc đẩy. Chúng bao gồm các biến thể của virus và các yếu tố vật chủ như tuổi tác hoặc tình trạng sức khỏe. Tóm lại, tất cả các biện pháp y tế công cộng và cá nhân tiêu chuẩn sẽ giúp chúng ta tránh bị nhiễm bệnh và giảm lây truyền cho những người dễ bị tổn thương hơn, do đó giảm số người mắc bệnh nặng.