- Lắp đặt thiết bị nghe lén người khác, phạm tội gì?
- Chăng dây điện bảo vệ chuồng trại làm chết người phạm tội gì?
- Hầu đồng, hầu bóng có phạm tội mê tín dị đoan?

Dù có thỏa thuận giữa hai bên, song hành vi cho vay nặng lãi vẫn có thể bị xử lý hình sự (Ảnh minh họa)
Luật sư trả lời:
Mức tiền bố bạn vay trên danh nghĩa là 10 triệu đồng nhưng thực tế chỉ nhận được 8 triệu đồng, trong khi đó hàng ngày gia đình bạn phải đóng 200 nghìn đồng, trong suốt 50 ngày. Đối chiếu mức lãi suất theo quy định, thì đây là một hình thức cho vay nặng lãi.
Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự như sau:
1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 5 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm…

Luật sư Vũ Quang Vượng (Giám đốc Công ty Luật TNHH Quang Vượng; Địa chỉ: Số 6, ngõ 29 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội)
Quay trở lại việc bố bạn vay tiền, đây là giao dịch dân sự nên có thể tự thỏa thuận với bên cho vay, và không được trái với quy định của pháp luật Việt Nam.
Thực tế bố bạn chỉ nhận số tiền 8 triệu đồng nhưng lại “qui đổi” thành khoản vay 10 triệu đồng, mức lãi suất cao hơn nhiều lần so với mức lãi suất của Ngân hàng Nhà nước. Rõ ràng bố bạn và bên cho vay đã thỏa thuận mức lãi suất trái với quy định pháp luật nên giao dịch vay nợ không có giá trị pháp lý và ở trường hợp này, bên cho bố bạn vay tiền có thể bị truy tố hình sự quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015.