- Việt Nam sẽ có Tổng Thư ký Quốc hội trong thời gian tới?
- Khai mạc IPU 132: Lấy nhân dân làm trọng tâm phát triển bền vững
- Chung sức vì thành công của Đại hội đồng IPU 132
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại buổi khai mạc IPU 132
Đáng chú ý nhất là tại phiên họp của Ủy ban Thường trực về Hòa bình và An ninh Quốc tế sáng nay, các nghị sĩ IPU sẽ thảo luận về dự thảo nghị quyết “Chiến tranh mạng – Mối đe doa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh thế giới”.
Theo các nghị sĩ, trong bối cảnh hiện nay, chiến tranh mạng là một cuộc chiến không có tiếng súng, cuộc chiến không biên giới nhưng hậu quả của nó có thể còn khủng khiếp, lớn hơn cả chiến tranh hạt nhân. Dự kiến đến cuối buổi chiều cùng ngày, Ủy ban này sẽ ra dự thảo nghị quyết “Chiến tranh mạng”.
Cùng thời gian, tại phiên họp của Ủy ban Thường trực về phát triển bền vững, tài chính và tương mại, các nghị sĩ sẽ thảo luận dự thảo nghị quyết “Định hình cơ chế mới về quản trị nguồn nước: Thúc đẩy hành động của Nghị viện về vấn đề nước”.
Cụ thể, nghị sĩ các nước sẽ thảo luận về một Nghị quyết nhằm tạo ra cơ sở pháp lý quốc tế quan trọng, thúc đẩy sự hợp tác hành động của Nghị viện các nước trong việc cùng nhau bảo đảm thực hiện Quyền con người về nước và vệ sinh đã được Đại hội đồng LHQ thông qua năm 2010.
Hai chủ đề quan trọng nói trên cũng sẽ được thảo luận tại phiên họp của Diễn đàn Nghị sĩ trẻ IPU. Cũng trong ngày hôm nay còn diễn ra Hội nghị Hiệp hội các Tổng Thư ký Nghị viện ASGP, trong đó Quốc hội Việt Nam kỳ vọng sẽ tìm kiếm được mô hình giúp việc cho Quốc hội hiệu quả hơn.
Ngoài ra, trong ngày 29-3 còn có sự kiện bên lề “Đạt được tầm nhìn Bắc Kinh: Quan điểm của nam giới” (đồng tổ chức bởi IPU và UN Women)... Cuối ngày, dự kiến Đại hội đồng sẽ ra quyết định về chủ đề khẩn cấp.
Phiên thảo luận về chủ đề chiến tranh mạng trong khuôn khổ IPU-132, sáng 29-3
Báo cáo chung của Ủy ban này tại phiên thảo luận cho biết, những năm qua, việc sử dụng Internet và các hệ thống máy tính kết nối ngày càng lớn đã dẫn đến sự gia tăng mạnh về số lượng các cuộc tấn công trên không gian mạng. Ngày nay, hầu hết các cuộc xung đột chính trị, kinh tế hay quân sự đều có sự tham gia của yếu tố công nghệ cao.
Ông José Carlos Mahía, đoàn Uruguay - đồng báo cáo viên của Ủy ban thường trực về hòa bình và an ninh quốc tế cho biết, chiến tranh mạng là một vấn đề cấp bách nhưng những gì chúng ta biết về cuộc chiến này chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”.
Vì thế việc nghị viện các nước thảo luận về chiến tranh mạng là điều rất quan trọng. Ông José Carlos Mahía cũng lưu ý, trong các cuộc thảo luận, tất cả những vấn đề an ninh vẫn phải đảm bảo tôn trọng quyền con người và quyền tự do cá nhân.
Một trong những vấn đề được nhiều đại biểu tập trung thảo luận là vai trò nghị viện có thể hoặc nên thực hiện, đặc biệt là bằng cách sử dụng quyền lập pháp và giám sát của mình để đảm bảo rằng các Chính phủ tôn trọng các cam kết và nghĩa vụ hiện tại của mình hoặc tạo áp lực để khuyến khích họ đóng góp vào các hành động cụ thể khác.
Phiên thảo luận thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nghị sĩ quốc tế
Ông Wang Xiao Chu, đoàn Đại biểu quốc hội Trung Quốc nhấn mạnh, cộng đồng quốc tế cần phải hợp tác với nhau để xây dựng một không gian mạng an toàn, ổn định và thịnh vượng vì hòa bình và an ninh thế giới, phục vụ lợi ích cho tất cả các nước.
Cũng theo ông Wang Xiao Chu, không gian mạng này phải tôn trọng chủ quyền của tất cả các nước, trong đó tất cả các nước đều bình đẳng. Đó phải là một hệ thống quản trị dân chủ, đa phương và minh bạch để xây dựng một không gian mạng cởi mở, hòa bình và hợp tác.
Dự thảo nghị quyết về Chiến tranh mạng do các báo cáo viên trình bày tại phiên thảo luận khẳng định: chiến tranh mạng được định nghĩa là cuộc chiến tiến hành trong không gian mạng và chủ yếu gồm những hoạt động quân sự trong hệ thống mạng và máy tính để tấn công một kẻ thù.
Dự kiến, dự thảo nghị quyết “Chiến tranh mạng - mối đe doạ nghiêm trọng đối với hoà bình và an ninh thế giới” sẽ được thông qua Đại hội đồng IPU-132.