- Khẩn trương khắc phục hậu quả
- Toàn cảnh vụ giải cứu người mắc kẹt trong ngôi nhà 4 tầng bị sập
- Phố Cửa Bắc vẫn bị phong tỏa sau vụ sập nhà 4 tầng khiến 2 người chết
Từ vụ việc đáng tiếc này, cơ quan chuyên trách và cứu hộ, cứu nạn thuộc Cảnh sát PCCC thành phố Hà Nội đưa ra một số cảnh báo khi thi công công trình xây dựng trong phố cổ, khu vực có nhiều nhà liền kề.
Đại tá Nguyễn Trường Sơn, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC số 2 phụ trách quận Ba Đình và Đống Đa cho biết: “Hiện trường khu vực nhà sập đổ tại 43 phố Cửa Bắc đã được lực lượng chức năng thu dọn cơ bản, tạo thuận lợi sinh hoạt cho người dân. Cơ quan Cảnh sát PCCC thành phố Hà Nội cũng chỉ đạo lực lượng cứu hộ, cứu nạn ứng trực tại hiện trường nghiên cứu tiến hành các biện pháp gia cố an toàn đối với các ngôi nhà có nền móng yếu tại các số nhà số 41 và 45 phố Cửa Bắc, nếu cần thiết”.
Lực lượng cứu hộ, cứu nạn thực hiện các biện pháp chống đỡ an toàn trong việc cứu nạn nhân mắc kẹt
Để đảm bảo an toàn tránh những sự cố đáng tiếc tương tự xảy ra, Đại tá Nguyễn Trường Sơn, cảnh báo: “Khi xây nhà, khâu đầu tiên cũng là khâu quan trọng nhất và xuất hiện nhiều nguy cơ sự cố nhất là quá trình đào móng. Ngôi nhà số 43 phố Cửa Bắc đã gặp phải. Do vậy, để an toàn trong quá tình thi công, trước khi thực hiện đào móng phải tiến hành khảo sát địa chất và hiện trường lân cận. Sau khi đánh giá độ lún, giãn của địa chất thì thực hiện các biện pháp thi công”.
Từ thực tế đó, trước khi triển khai phải đóng cột thép giữ đất móng, tránh xô, lở đất nền móng nhà lân cận, dọc các bức tường phía trên phải hàn khung thép chịu lực chống sụp đổ khi tác động vào. Và đặc biệt, đối với những nơi nhà cũ nát, xuống cấp ngoài việc thông báo cho hàng xóm biết, còn phải di dời người trong nhà đi nơi khác cho đến khi an toàn mới trở lại sinh hoạt.
Đồng quan điểm trên, một cán bộ thuộc đội cứu hộ, cứu nạn thuộc Cảnh sát PCCC thành phố Hà Nội cảnh báo: “Việc khảo sát địa chất và thực tế hiện trang nhà lân cận là quy định bắt buộc để thi công công trình an toàn, song quan trọng hơn nữa là việc giám sát thợ khi thi công. Hiện nay, thực tế cho thấy việc giám sát thợ của chủ thầu xây dựng đang bị buông lỏng. Trong khi đó, việc họ thi công chỉ theo cảm tính, kinh nghiệm làm nhiều chứ không tính toán khoa học kỹ thuật do không được đào tạo bài bản.
Để công việc tìm kiếm cứu nạn được khẩn trương, lực lượng PCCC đã quả cảm xông vào nguy hiểm
Do đó dễ xảy ra sai sót hoặc nặng hơn là gây sập đổ công trình. Để xảy ra vấn đề này, do nhiều công trình sợ tốn kém kinh phí đã bỏ qua nhiều khâu quan trọng như khảo sát địa chất, chống đỡ nhà hàng xóm, bỏ qua các biện pháp thi công an toàn.
Nếu bỏ qua các khâu này, chỉ cần gặp một số phát sinh nhỏ như trời mưa, mạch nước ngầm không hay biết để xử lý ngay, có thể làm giảm độ chặt của đất dẫn đến sập đổ công trình lân cận. Điều quan trọng nữa mỗi nhà trước khi xây đều phải có thiết kế kết cấu thép, bê tông chịu lực nền móng, để hàng xóm khi thi công xây dựng có thể mượn xem kết cấu này và thực hiện các biện pháp an toàn…” .