Càng điều tra càng ra “chân rết”

(ANTĐ) - “Đấu tranh với “mảng” chứng thư ngoại ngữ thu giữ của đối tượng Phong, chúng tôi lần ra được tên Sùng. Còn với “mảng” quyết định tuyển người… giả mạo của ngân hàng, chúng tôi xác định được đối tượng cung cấp khác tên Quang, nhà ở tỉnh Hưng Yên. Cùng với đó, điện thoại của các đối tượng này từ hôm bị bắt liên tục có tin nhắn, cuộc gọi đến để đặt hàng”, trinh sát hình sự CAQ Hai Bà Trưng được giao thụ lý vụ án Hồ Đình Sùng cùng đồng bọn làm giả giấy tờ của cơ quan, tổ chức, cho biết.
>>>Phá một ổ làm giả giấy tờ liên tỉnh

Vụ “Phá ổ làm giấy tờ giả liên tỉnh”:

Càng điều tra càng ra “chân rết”

(ANTĐ) - “Đấu tranh với “mảng” chứng thư ngoại ngữ thu giữ của đối tượng Phong, chúng tôi lần ra được tên Sùng. Còn với “mảng” quyết định tuyển người… giả mạo của ngân hàng, chúng tôi xác định được đối tượng cung cấp khác tên Quang, nhà ở tỉnh Hưng Yên. Cùng với đó, điện thoại của các đối tượng này từ hôm bị bắt liên tục có tin nhắn, cuộc gọi đến để đặt hàng”, trinh sát hình sự CAQ Hai Bà Trưng được giao thụ lý vụ án Hồ Đình Sùng cùng đồng bọn làm giả giấy tờ của cơ quan, tổ chức, cho biết.
>>>Phá một ổ làm giả giấy tờ liên tỉnh

Đối tượng Sùng và phương tiện sử dụng để “chế” giấy tờ giả
Đối tượng Sùng và phương tiện sử dụng để “chế” giấy tờ giả

Lấy số lượng… làm lãi

Ngày 18-2, CQĐT CAQ Hai Bà Trưng đã thực hiện trích xuất đối tượng Sùng từ trại tạm giam CATP về CAQ để phục vụ công tác đấu tranh. Phương tiện hoạt động phạm pháp bị thu giữ cộng với lời khai ban đầu của Hồ Đức Sùng cho thấy, y là “đầu nậu” khá lớn trong “lĩnh vực”… làm giả các chứng chỉ, chứng thư tin học, ngoại ngữ tại Hà Nội. 31 tuổi, quê quán tại huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, sau khi tốt nghiệp một trường đại học lớn ở Hà Nội, Sùng đã bám trụ lại, mưu sinh bằng khá nhiều nghề rồi bập với “nghề” chế văn bằng, chứng chỉ giả.

Trinh sát thụ lý vụ án kể, Sùng có kiến thức và khá sáng tạo về máy tính, phần mềm tin học. Lời khai của Sùng cho thấy, y chủ yếu nhận “sửa chữa” văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, trên cơ sở “phôi” thật do khách hàng cung cấp. Điều này thực hiện ra sao? Một khách hàng có nhu cầu chứng chỉ về tin học, ngoại ngữ, nhưng sau khi thi trượt, sẽ mang phiếu điểm hoặc chứng chỉ “xịn” đến cho Sùng. Bằng các phần mềm máy tính, Sùng sẽ chỉnh sửa lại nội dung phiếu điểm, chứng chỉ theo đúng yêu cầu của khách hàng chỉ trong vài tiếng đồng hồ.

Chính vì vậy, phí “sản xuất” Sùng lấy của khách hàng rất rẻ. Và để mở rộng nguồn khách, y đã công khai quảng cáo dịch vụ cung cấp văn bằng, phiếu điểm trên một trang web chuyên về rao vặt. Khám xét khẩn cấp nơi ở của Sùng, cơ quan công an thu được 1 máy tính xách tay và 3 chiếc máy in. Số thiết bị này chắc chắn để phục vụ cho hành vi vi phạm của Sùng, bởi trên danh nghĩa, y là đối tượng không nghề nghiệp.

Những cảnh báo còn nguyên giá trị

Song song việc đấu tranh với Hồ Đức Sùng và Đào Tuấn Phong (SN 1978), nhà ở phường Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng (Phong là kỹ sư hóa thực phẩm của một doanh nghiệp nhà nước), CQĐT CAQ Hai Bà Trưng đang tập trung xác minh một nhánh tội phạm khác cũng liên quan đến việc “chế” tài liệu, giấy tờ giả.

Trong vụ án này, Đào Tuấn Phong có vai trò khá quan trọng trong việc kết nối giữa các “đầu nậu” làm tài liệu giả với các khách hàng. Thời điểm bị bắt (hôm 28-1), trong người Phong có cả 2 nguồn “hàng” của Sùng và một đối tượng tên Quang, nhà ở tỉnh Hưng Yên. Quang là kẻ cung cấp quyết định tuyển người giả mạo cho Phong, và theo lời khai của Phong, y quen Quang qua mạng internet, rồi tình nguyện làm chân giao dịch để ăn hoa hồng.

“Sáng 18-2, chúng tôi tìm về nơi cư trú của tên Quang. Vừa nghe chúng tôi đặt vấn đề, một cán bộ xã đã thốt lên: “nó lại làm giả giấy tờ của ngân hàng phải không? Nhiều nơi về tìm nó lắm rồi, nhưng nó đã không ở quê 3, 4 năm nay”, một trinh sát hình sự CAQ Hai Bà Trưng kể.

Vụ án Hồ Đức Sùng rồi sẽ đi đến hồi kết. Các đối tượng vi phạm sẽ phải chịu sự trừng phạt của pháp luật. Nhưng vấn đề cần một lần nữa nhắc đến ở đây là công tác quản lý những giao dịch, quảng cáo về dịch vụ cung cấp văn bằng, chứng chỉ trên mạng internet. Không khó khăn để tra cứu địa chỉ (gồm tên người, số điện thoại di động, thậm chí cả điện thoại nhà riêng) cung cấp những loại giấy tờ trên. Mặc dù việc cung cấp ấy là vi phạm pháp luật, nhưng cơ quan chức năng lại chưa có biện pháp “đánh chặn” hiệu quả những thông tin như thế.

Lý giải được đưa ra là, công tác trinh sát để bắt quả tang những giao dịch vi phạm hay đường dây sản xuất, cung cấp văn bằng, chứng chỉ giả vô cùng khó. Còn nếu dựa vào số điện thoại, địa chỉ đăng công khai ấy để đấu tranh, đối tượng sẽ không bao giờ thừa nhận hành vi của mình. Dịch vụ giao dịch, cung cấp văn bằng, chứng chỉ qua mạng internet vì thế cứ tồn tại nhức nhối. Một vấn đề tồn tại nữa qua vụ án này, đó là sự nắm bắt thông tin giữa các cơ quan, đơn vị tuyển dụng với những nơi đào tạo và cấp bằng, chứng chỉ, chứng thư chính quy.

Mỗi chứng chỉ nói riêng cấp ra đều được nơi cấp lưu hồ sơ gốc của người đã trải qua đào tạo và đủ điều kiện cấp. Nếu cơ quan, đơn vị tuyển dụng có được sự kết nối thông tin với nơi cấp văn bằng, chứng chỉ, thì chắc chắn nguy cơ người tuyển dụng sử dụng giấy tờ, văn bản giả sẽ giảm đi. Điều này đồng nghĩa với việc đối tượng sản xuất giấy tờ giả sẽ… thất nghiệp. Song, vấn đề tồn tại này có lẽ lâu nay chưa được quan tâm đến.

Hoàng Quân