Cận cảnh "những đôi bàn chân gót sen" cuối cùng còn lại ở Trung Quốc

ANTD.VN - Từng là một biểu tượng của cái đẹp trong xã hội phong kiến Trung Quốc nhưng đến giờ sau hàng chục năm trôi qua, những cụ già ở tuổi gần đất xa trời này vẫn không thể quên được cảm giác đau đớn ở bàn chân khi phải trải qua tục “bó chân gót sen” có một không hai.

Cận cảnh "những đôi bàn chân gót sen" cuối cùng còn lại ở Trung Quốc ảnh 1

Hai cụ bà ở tỉnh Quý Châu là một số trong những phụ nữ cuối cùng có đôi bàn chân gót sen còn lại ở Trung Quốc. Họ được cha mẹ thực hiện tục bó chân cho từ khi còn là những cô bé 3 đến 4 tuổi.

Cận cảnh "những đôi bàn chân gót sen" cuối cùng còn lại ở Trung Quốc ảnh 2

Đôi bàn chân này từng là một trong những biểu tượng của một người phụ nữ đẹp trong xã hội phong kiến Trung Quốc. Bàn chân càng nhỏ càng thể hiện được sự quyến rũ, nhẹ nhàng và khêu gợi của người phụ nữ với các đấng mày râu.

Cận cảnh "những đôi bàn chân gót sen" cuối cùng còn lại ở Trung Quốc ảnh 3

Thông thường, tục bó chân được thực hiện vào những ngày mùa đông, khi đó cái giá rét sẽ làm tê bàn chân, giảm đau đớn trong quá trình bó chân. 

Cận cảnh "những đôi bàn chân gót sen" cuối cùng còn lại ở Trung Quốc ảnh 4

Những bé gái 3 đến 4 tuổi sẽ được cha mẹ cho ngâm chân trong một chiếc chậu có chứa thảo dược và máu động vật để làm mềm bàn chân và tránh nhiễm trùng. Móng chân cũng được cắt ngắn nhất có thể để bó chân dễ dàng hơn.

Cận cảnh "những đôi bàn chân gót sen" cuối cùng còn lại ở Trung Quốc ảnh 5

Sau đó, ngón chân sẽ bị bẻ gãy, ép quặt xuống dưới lòng bàn chân và bó chặt trong những lớp vải lụa đẫm máu. Đặc biệt, người ta còn rạch thêm một đường giữa lòng bàn chân để bó chân càng chặt càng tốt.

Cận cảnh "những đôi bàn chân gót sen" cuối cùng còn lại ở Trung Quốc ảnh 6

Đối với nhiều cụ già tại Trung Quốc, cho đến giờ họ vẫn không thể nào quên được cảm giác đau đớn khi bị bó chân lúc nhỏ.  “Tôi thậm chí còn không dám đắp chăn lên đôi bàn chân của mình, nó đau đớn như bị ai đó đặt một cục than nóng lên chân. Nếu tôi tháo những dải lụa, tôi sẽ bị cha mẹ đánh đập", cụ Yan Guiru, 97 tuổi nói.

Cận cảnh "những đôi bàn chân gót sen" cuối cùng còn lại ở Trung Quốc ảnh 7

Bất chấp đau đớn nhưng các gia đình Trung Quốc trong xã hội cũ đều thực hiện bó chân cho con gái vì mong muốn con họ tìm được một tấm chồng tốt. Đàn ông trong vùng chỉ ưng những cô gái có bàn chân nhỏ làm vợ, họ quan niệm chân càng nhỏ càng đức hạnh.

Cận cảnh "những đôi bàn chân gót sen" cuối cùng còn lại ở Trung Quốc ảnh 8

Tục bó chân tồn tại ở Trung Quốc cho đến thế kỷ 20 và bị cấm sau đó vào năm 1912, khi chính phủ Quốc Dân đảng ở Trung quốc được thành lập. Và phải đến tận năm 1928, chính phủ mới của Trung Quốc mới hoàn toàn loại bỏ được nó và bắt buộc những thiếu nữ dưới 15 tuổi phải để bàn chân phát triển tự nhiên. 

Cận cảnh "những đôi bàn chân gót sen" cuối cùng còn lại ở Trung Quốc ảnh 9

Tuy nhiên trong thực tế vẫn còn rất nhiều người tin rằng tập tục bó chân này khiến người con gái có cơ hội tìm được một người chồng giàu có và sống hạnh phúc hơn. 

Cận cảnh "những đôi bàn chân gót sen" cuối cùng còn lại ở Trung Quốc ảnh 10

Dù được coi là biểu tượng của cái đẹp trong xã hội cũ nhưng không thể phủ nhận những hậu quả mà nó để lại cho nhiều người phụ nữ. Khoảng 10% trẻ em gái thời đó đã chết vì nhiễm trùng bàn chân khi bó chân.

Cận cảnh "những đôi bàn chân gót sen" cuối cùng còn lại ở Trung Quốc ảnh 11

Móng chân mọc dài sẽ đâm vào thịt bàn chân, gây nhiễm trùng hoại tử ngón chân, có thể gây tử vong. Ngay cả khi trưởng thành, người phụ nữ cũng gặp những vấn đề về sức khỏe. Khi về già, không ít cụ bà nói rằng họ thường xuyên đau chân khi trái gió trở trời.

Cận cảnh "những đôi bàn chân gót sen" cuối cùng còn lại ở Trung Quốc ảnh 12

Trong cuộc sống hiện đại, những đôi bàn chân như vậy gặp không ít khó khăn khi di chuyển và tìm giày dép phù hợp.

Cận cảnh "những đôi bàn chân gót sen" cuối cùng còn lại ở Trung Quốc ảnh 13

Đôi bàn chân gót sen ngày nay được coi là những tàn tích còn sót lại của một biểu tượng vẻ đẹp lạc hậu một thời trong xã hội cũ Trung Quốc.