- Tạm đóng cửa một loạt sân bay ở miền Trung và miền Nam do bão số 12
- Một đường lăn sân bay Nội Bài đã sửa xong, khai thác từ sáng nay
- Sân bay đóng cửa, hàng không hủy chuyến do ảnh hưởng bão số 10
Giải trình làm rõ nội dung trên Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, về xã hội hóa các cảng hàng không Bộ đã thực hiện rất tốt. Các dịch vụ mặt đất từ bãi đỗ, sửa chữa tàu bay, cung cấp xăng dầu, suất ăn đều do các doanh nghiệp tham gia theo quy định của pháp luật.
“Thời gian qua một số nhà đầu tư đề xuất xã hội hóa nhà ga hàng không chúng tôi đã thực hiện ở Đà Nẵng, Cam Ranh. Quá trình triển khai, Bộ nhận ra một số khiếm khuyết liên quan đến pháp luật, nên đang thực hiện kiểm điểm nội bộ, điều chỉnh một số nội dung trong đó có việc cấp “sổ đỏ” cho cảng hàng không”- Bộ trưởng nói.
![]() |
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể trả lời chất vấn |
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, việc cấp “sổ đỏ” cho cảng hàng không liên quan đến lĩnh vực quân sự bởi các các cảng hàng không trước đây do quân đội quản lý, sau đó chuyển dần qua dân sự.
Hiện nay ở sân bay có 3 loại đất: đất chuyên dụng cho Bộ Quốc phòng, đất chuyên dụng cho hàng không dân dụng và đất dùng chung của quân đội và giao thông. “Chúng tôi đang phối hợp với Bộ Quốc phòng xin kinh phí của Bộ Tài chính thực hiện kiểm đếm đo đạc làm sổ đỏ cho các sân bay. Khi đã đủ điều kiện cấp “sổ đỏ” sẽ tiếp tục xem xét đề xuất của các nhà đầu tư liên quan đến xây dựng nhà ga” – Bộ trưởng nhấn mạnh.
Với những sân bay mới như Lào Cai, Vân Đồn, Bộ kêu gọi xã hội hóa toàn bộ, các doanh nghiệp có thể tham gia xây dựng toàn bộ nhà ga, đường băng…không bị hạn chế. Trong 1 sân bay hiện nay có 2 sở hữu, sở hữu của Nhà nước và doanh nghiệp, khi chuyển sở hữu của nhà nước cho doanh nghiệp khác phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
Kết thúc phần trả lời câu hỏi của Đại biểu Nguyễn Quang Dũng, Bộ trưởng Giao thông cam kết “thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục với Bộ Quốc phòng, các Bộ liên quan để hoàn thiện thể chế, thực hiện đề án xã hội hóa, báo cáo Chính phủ để triển khai tốt hơn”.
Trả lời câu hỏi của đại biểu Trương Thị Yến Linh (tỉnh Cà Mau) về giải pháp đột phá hạ tầng giao thông ĐBSCL, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết qua các tính toán, kế hoạch thì mục tiêu đến năm 2025 ĐBSCL có ít nhất 300 km đường cao tốc là hoàn toàn khả thi, đã bố trí đủ vốn thực hiện. Chính phủ đặt mục tiêu thông tuyến cao tốc từ Lạng Sơn đến Cà Mau vào 2025. Ngoài các tuyến cao tốc, Bộ đang tập trung vào 4 trục giao thông dọc, 4 trục ngang, tạo nên mạng lưới hạ tầng giao thông kết nối toàn vùng ĐBSCL.
Về dự án đầu tư tuyến cao tốc Gia Lai-Kon Tum-Bình Định, Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết trong điều kiện ngân sách khó khăn, giao thông trong vùng còn khó khăn nên cần nâng cấp các tuyến quốc lộ kết nối Tây Nguyên với vùng ven biển với 3 dự án Quốc lộ 19, 24, 25, khi có điều kiện sẽ làm cao tốc.