- Bộ Y tế điều chỉnh phân tuyến điều trị sốt xuất huyết Dengue, yêu cầu hạn chế vượt tuyến
- Hà Nội: Bệnh cúm A bùng phát trái mùa, số trẻ nhập viện tăng mạnh khiến bác sĩ cũng bất ngờ
- Hà Nội ghi nhận ca bệnh sởi đầu tiên trong năm 2022, phát hiện 3 ổ dịch sốt xuất huyết mới
![]() |
Cháu bé nhập viện với vết bỏng nhiễm trùng ở ngực (Ảnh: BVCC) |
Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận bé gái 18 tháng tuổi kể trên được chuyển từ Bệnh viện tỉnh Nam Định lên với chẩn đoán bỏng nước sôi độ II-III nhiễm trùng.
Theo lời kể, cách đây hơn 1 tuần, khi mẹ cháu bé đang pha sữa cho con thì có việc phải ra ngoài nên để tạm cốc nước sôi ở trên bàn, không may con gái đánh đổ cốc nước sôi lên người, gây bỏng lớn ở vùng ngực.
Nghe lời người quen, người mẹ đưa con đến nhà thầy lang để đắp thuốc nam nhưng đến ngày thứ 4 sau khi đắp thuốc thì cháu bé sốt cao, đau nhức vùng bỏng… nên lúc này gia đình mới đưa bé vào viện.
Cũng tại Bệnh viện Nhi Trung ương hiện có một trường hợp khác bị nhiễm trùng nặng do chữa bỏng bằng cách đắp lá cây. Đó là bé trai Đ.M (13 tuổi, ở Phú Thọ) bị bỏng toàn bộ cẳng chân phải, nhiễm trùng sau đắp lá cây không rõ nguồn gốc do nghe lời khuyên của hàng xóm.
Theo BSCKII. ThS Phùng Công Sáng, Phụ trách Đơn vị Bỏng, Phó Trưởng khoa Chỉnh hình - Bệnh viện Nhi Trung ương, dù đã có rất nhiều cảnh báo về các biến chứng nặng nề có thể gặp phải khi đắp lá cây chữa bỏng, tuy nhiên vẫn nhiều gia đình tự ý điều trị tại nhà, dẫn đến các hậu quả đáng tiếc đã xảy ra.
Bác sĩ Sáng nêu rõ, việc đắp lá cây, các loại thuốc theo truyền miệng mà chưa được kiểm chứng và không đảm bảo sạch vào vết thương, vết bỏng là việc làm rất nguy hiểm, có thể khiến tổn thương nặng thêm, viêm nhiễm lan rộng hơn hoặc từ không nhiễm trùng thành nhiễm trùng.
Nếu không được điều trị kịp thời, các trường hợp này có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, gây ra các biến chứng như: viêm mủ màng tim, màng não, viêm mủ màng phổi, áp-xe phổi, viêm xương tủy xương, thậm chí tử vong hoặc để lại những di chứng suốt đời cho trẻ…