Đặc sắc hội làng có trai giả gái, múa "đĩ đánh bồng"

ANTĐ - Thu hút nhất ở Lễ hội làng Triều khúc là điệu múa cổ "đĩ đánh bồng".
Lễ hội làng Triều Khúc thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội được tổ chức trong ba ngày từ 9 đến 12 tháng Giêng. Mở đầu là lễ rước long bào - triều phục của Hoàng đế Phùng Hưng từ đình Sắc về đình Lớn thuộc làng Triều Khúc. Sau đó đến cuộc tế gọi là lễ “hoàn cung”.

Khi cuộc tế lễ trong đình bắt đầu thì ngoài sân đình các trò vui cũng được tổ chức, một trong những trò vui được nhiều người ưa thích nhất là trò “đĩ đánh bồng”. Đây là một điệu múa cổ do hai chàng trai đóng giả gái biểu diễn, trong bộ quần áo mớ ba mớ bẩy, cộng với hoá trang má phấn môi son, răng đen hạt huyền, mắt lá răm, khăn mỏ quạ, hai “cô gái” vừa nhún nhảy vừa vỗ trống Bồng đeo trước bụng một cách nhí nhảnh, nom rất vui mắt và cũng gây cười. Tiết mục này thường thu hút người dự hội nhiều nhất và cũng là tiết muc sinh động và độc đáo nhất trong lễ hội Triều Khúc.

Màn trống khai lễ rước Long bào

Thổi tù và ốc khai mà chạy cờ

Người dân làm bàn lễ cung kính Long bào rước qua

Lễ hội Triều Khúc tưởng nhớ Hoàng đế Phùng Hưng, đây là
một trong những nơi có đền thờ Ngài

 

Rước bán nhang đi trước màn rước

Sau mỗi đoạn rước lại có màn "đĩ đánh bồng" vui nhộn

Theo người dân làng Triều khúc, lễ hội năm nào cũng hóa bát nhanh ngụt ngụt khi rước

Màn tế lễ  hoàn cung

Màn dựng lại trận đánh của Phùng Hưng chống quân xâm lăng

Người dân dọn đường để rước Long bào ngang qua lối xóm

Màn rước bài vị