Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 22 tháng 5 năm 2025 tốt hay xấu?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Lịch vạn sự ngày hôm nay 22-5-2025 có gì đáng chú ý, tốt hay xấu? Hôm nay là ngày thuận lợi cho cầu phúc, cầu tài, ký kết, khai trương, xây dựng.

Thứ 5 ngày 22 tháng 5 năm 2025

Năm Ất Tỵ

THÁNG BA (đủ)

Tháng Canh Thìn

Ngày Tân Mão

Giờ Mậu Tý

Ngũ hành: Mộc - Sao: Tỉnh - Trực: Khai

Lập Hạ: 05/5/2025 (08/4 Âm Lịch) lúc 12g58'

Tiểu Mãn: 21/5/2025 (24/4 Âm Lịch) lúc 01g55'

Hòn Dấu: Nước lớn 00g01' - Nước ròng 12g38'

Giờ Hoàng đạo: Tý (23g-01g), Dần (03g-05g), Mão (05g-07g), Ngọ (11g-13g), Mùi (13g-15g), Dậu (17g-19g)

Giờ hoàng đạo là giờ tốt theo phong tục.

Theo phong tục của người dân Việt Nam thì có hai loại giờ: giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo nghĩa là giờ tốt, có thể làm được nhiều việc trọng đại như: ăn cưới, đón cô dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, giao tiếp... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng giờ hoàng đạo được. Theo dân gian, trong mỗi ngày thì có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Vì vậy, giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo được chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.

Người Việt Nam quan niệm rằng, trên trời sẽ có 28 vì sao chiếu mệnh là nhị thập bát tú. Trong đó có hai loại sao là sao tốt và sao xấu. Nếu giờ đó thuộc cung của sao Tốt thì có nghĩa là giờ tốt, nếu giờ đó phạm phải sao xấu sẽ giờ xấu. Tùy theo mức độ, tính chất của sao mà tốt trong mỗi lĩnh vực. Ví dụ: Sao Bích tốt trong cưới hỏi, sao Lâu tốt trong xây dựng...

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, khi khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt, khánh thành công trình... đều phải chọn giờ hoàng đạo.

Nhưng lưu ý là có những trường hợp đặc biệt không thể máy móc chọn giờ tốt được. Ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Và nếu làm như thế, nó trở thành mê tín dị đoan, hậu quả khó lường.

Ngày hôm nay thuận lợi: Cầu phúc, cầu tài, ký kết, khai trương, xây dựng.

Cung hoàng đạo: Song Tử (21/5 – 21/6): Song Tử có tính cách ghét xung đột, trung thành và quyết đoán. Họ khéo léo, lịch thiệp và nhạy bén trong suy nghĩ và hành động. Tuy nhiên, do tâm trạng thay đổi nhanh chóng, họ có thể bị cảm xúc chi phối và thể hiện những hành động bốc đồng.

Những người cung Song Tử mang trong mình những đặc điểm đáng chú ý như không thích xung đột và mâu thuẫn, đồng thời tỏ ra trung thành và quyết đoán, có khả năng thể hiện suy nghĩ và hành động một cách tinh tế.

* Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:

"Đừng bao giờ từ bỏ một ước mơ chỉ vì thời gian thực hiện có thể quá lâu thời gian sẽ trôi qua dù bạn làm hay không" (Earl Nightingale)

"Người có mục tiêu rõ ràng có thể tiến xa hơn người thông minh nhưng không biết mình muốn gì" (Zig Ziglar)

"Hãy dùng nỗi đau như một ngọn lửa để thắp sáng con đường phía trước" (Khuyết danh)

* Ngày này năm xưa:

- Ngày 22/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 70 thành lập Ủy ban Trung ương hộ đê, tiền thân của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai ngày nay.

Với ý nghĩa lịch sử đó, ngày 21/3/1990, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Quyết định số 89-HĐBT lấy ngày 22 tháng 5 hằng năm là “Ngày truyền thống phòng, chống thiên tai của Việt Nam” nhằm tôn vinh, ghi nhận chặng đường vinh quang và đầy tự hào của ngành, đồng thời động viên phong trào thi đua lao động, công tác, khơi dậy và phát huy niềm vinh dự, tự hào, trách nhiệm trong thi hành nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia công tác phòng, chống thiên tai trên khắp mọi miền đất nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm công trình đắp đê sông Đà. Ảnh: Tổng cục Phòng, chống thiên tai
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm công trình đắp đê sông Đà. Ảnh: Tổng cục Phòng, chống thiên tai

- Ngày 22/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 71 đổi tên Vệ Quốc đoàn thành Quân đội quốc gia Việt Nam. Đây là bản sắc lệnh đầu tiên cho việc xây dựng quân đội chính quy của một quốc gia độc lập. Khi chưa giành được chính quyền, quân đội là công cụ của Đảng, một tổ chức quần chúng vũ trang đặc biệt, cùng với toàn dân đấu tranh giành chính quyền. Khi đã giành được chính quyền, quân đội trở thành một bộ phận cấu thành của Nhà nước. Vì vậy, tên gọi tất yếu phải thay đổi cho phù hợp với tình hình, nhằm xác định rõ quân đội là một công cụ chuyên chính bạo lực của Nhà nước, làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.