Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 20 tháng 2 năm 2024 tốt hay xấu?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Lịch vạn sự ngày hôm nay 20-2-2024 có gì đáng chú ý, tốt hay xấu? Hôm nay là ngày thuận lợi cho họp mặt, ký kết, mua gia súc.

Thứ 3 ngày 20 tháng 2 năm 2024

Năm Giáp Thìn

Tháng Giêng (Thiếu)

Tháng Bính Dần

Ngày Giáp Dần

Giờ Giáp Tý

Ngũ hành: Thủy - Sao: Thất - Trực: Kiến

Vũ Thủy: 19/02/2024 (10/1 âm lịch) lúc 11g14’

Kinh Trập: 05/03/2024 (25/1 âm lịch) lúc 09g23’

Vũng Tàu: nước lớn 14g02’ - nước ròng 04g53’

Giờ Hoàng đạo: Tý (23g-01g), Sửu (01g-03g), Thìn (07g-09g), Tỵ (09g-11g), Mùi (13g-15g), Tuất (19g-21g)

Giờ hoàng đạo là giờ tốt theo phong tục.

Theo phong tục của người dân Việt Nam thì có hai loại giờ: giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo nghĩa là giờ tốt, có thể làm được nhiều việc trọng đại như: ăn cưới, đón cô dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, giao tiếp... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng giờ hoàng đạo được. Theo dân gian, trong mỗi ngày thì có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Vì vậy, giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo được chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.

Người Việt Nam quan niệm rằng, trên trời sẽ có 28 vì sao chiếu mệnh là nhị thập bát tú. Trong đó có hai loại sao là sao tốt và sao xấu. Nếu giờ đó thuộc cung của sao Tốt thì có nghĩa là giờ tốt, nếu giờ đó phạm phải sao xấu sẽ giờ xấu. Tùy theo mức độ, tính chất của sao mà tốt trong mỗi lĩnh vực. Ví dụ: Sao Bích tốt trong cưới hỏi, sao Lâu tốt trong xây dựng...

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, khi khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt, khánh thành công trình... đều phải chọn giờ hoàng đạo.

Nhưng lưu ý là có những trường hợp đặc biệt không thể máy móc chọn giờ tốt được. Ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Và nếu làm như thế, nó trở thành mê tín dị đoan, hậu quả khó lường.

Ngày hôm nay thuận lợi: Họp mặt, ký kết, mua gia súc.

Cung hoàng đạo: Bảo Bình (20/1 – 18/2): Bảo Bình có tính cách khá tùy hứng, bốc đồng nhưng đứng trước tình bạn, tình yêu, họ có thể trở thành một người kiên nhẫn, cố chấp đến khó hiểu. Một khi đã trao tình cảm cho ai, đừng hòng Bảo Bình bỏ cuộc, chạy trốn, chia li dù đối phương chẳng còn yêu mình. Họ cũng chẳng ngại ngần việc để lộ tâm trạng yếu đuối si tình trước mặt người khác.

* Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:

“Chính niềm tin vào điều gì đó và lòng nhiệt huyết vì điều gì đó làm cuộc đời đáng sống” (Oliver Wendell Holmes, Sr.)

“Không có mảnh nhỏ cuộc đời nào lại không mang trong mình thi ca” (Gustave Flaubert)

“Cuộc sống thực ra là một cuộc chiến. Cái ác xấc xược và mạnh mẽ; cái đẹp quyến rũ, nhưng hiếm thấy; lòng tốt rất dễ yếu đuối; sự điên rồ rất dễ ngang ngạnh; sự tàn nhẫn chiến thắng; kẻ ngu xuẩn lên địa vị cao, người khôn ngoan đứng ở dưới thấp, và nhân loại nói chung là bất hạnh. Nhưng bản thân thế giới không phải là một ảo ảnh hạn hẹp, không phải là mường tượng, không phải cơn ác mộng trong đêm; chúng ta thức tỉnh trước nó, vĩnh viễn; và ta không thể quên nó, hay phủ nhận nó, hay bỏ qua nó” (Henry James)

Hà Nội: Thưa thớt người chờ mua vàng lấy may Ngày Vía Thần Tài

Hôm qua 19/2, nhiều người ở Hà Nội đã xếp hàng từ sáng sớm để mua vàng cầu may trong Ngày Vía Thần Tài.

Khoảng 10-15 năm gần đây, nhiều người rất coi trọng ngày vía Thần Tài nên cúng lễ tỉ mỉ, cầu kì và đổ xô đi mua vàng cầu may.
Khoảng 10-15 năm gần đây, nhiều người rất coi trọng ngày vía Thần Tài nên cúng lễ tỉ mỉ, cầu kì và đổ xô đi mua vàng cầu may.
Khác với mọi năm, đến 5h sáng, ở cửa hàng vàng Bảo Tín Minh Châu trên phố Trần Nhân Tông mới chỉ có 3 người đến xếp hàng chờ mua vàng lấy may
Khác với mọi năm, đến 5h sáng, ở cửa hàng vàng Bảo Tín Minh Châu trên phố Trần Nhân Tông mới chỉ có 3 người đến xếp hàng chờ mua vàng lấy may
Nhiều người đã mua vàng từ chiều ngày 18-2, nên sáng sớm ngày vía Thần Tài, lượng khách đến xếp hàng từ sớm chờ mua vàng không đông như mọi năm
Nhiều người đã mua vàng từ chiều ngày 18-2, nên sáng sớm ngày vía Thần Tài, lượng khách đến xếp hàng từ sớm chờ mua vàng không đông như mọi năm
Có thời điểm phóng viên đến tác nghiệp còn đông hơn người chờ xếp hàng mua vàng
Có thời điểm phóng viên đến tác nghiệp còn đông hơn người chờ xếp hàng mua vàng

Đề xuất tăng lương hưu 8% từ 1/7

Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất mức điều chỉnh lương hưu tăng 8% từ 1/7 tới.

Đề xuất điều chỉnh lương hưu từ 1/7
Đề xuất điều chỉnh lương hưu từ 1/7

Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa có báo cáo gửi Bộ LĐ-TB&XH. Theo đó, tính đến tháng 12/2023, cả nước có gần 2,8 triệu cán bộ, công chức, viên chức (không bao gồm khối lực lượng vũ trang) đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Tiền lương bình quân tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 6,936 triệu đồng/tháng.

Bên cạnh đó, đến tháng 12/2023, có 88.137 người hoạt động không chuyên trách cấp xã đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tiền lương bình quân tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của nhóm này là 1,8 triệu đồng/tháng.

Từ thực tế trên, Bảo hiểm xã hội Việt Nam dự kiến từ 1/7 tăng mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bình quân thêm khoảng 54,89% và tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội là 25%. Khi áp dụng mức tăng mới, số tiền thu bảo hiểm xã hội tăng thêm trong 1 năm là 31.728 tỷ đồng.

Đồng thời, lương hưu của người nghỉ sau ngày 1/7/2024 chỉ tăng 0,13% so với người nghỉ hưu tháng 6/2024.

Thực tế, mức điều chỉnh lương hưu tại năm 2004, 2005 chỉ khoảng 10% (thời điểm thay đổi thang bảng lương toàn diện của người lao động trong khu vực nhà nước).

Cùng với việc xét yếu tố trượt giá vào điều chỉnh lương hưu và tăng trưởng kinh tế năm 2023 (theo quy định tại Điều 57 Luật BHXH năm 2014), Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất mức điều chỉnh lương hưu từ ngày 1/7/2024 khoảng 8% là phù hợp.

Đề xuất này căn cứ mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng năm 2023 là 3,25% và tăng trưởng kinh tế năm 2023 là 5,05%.

Bên cạnh đó, đề xuất này sẽ giúp giảm bớt sự chênh lệch giữa người hưởng lương hưu trước cải cách tiền lương và người hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2024 trở đi.

Với mức điều chỉnh đề xuất 8%, dự kiến 6 tháng cuối năm 2024, kinh phí thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội từ ngân sách nhà nước tăng khoảng 1.900 tỷ đồng.

Trường hợp điều chỉnh bổ sung đối với người nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng sau khi điều chỉnh theo mức 8% dưới 3,5 triệu đồng/tháng thì kinh phí tăng thêm khoảng 50 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, kinh phí điều chỉnh của Quỹ bảo hiểm xã hội tăng khoảng 6.900 tỷ đồng (chưa bao gồm mức trích đóng bảo hiểm y tế).