Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 19 tháng 2 năm 2024 tốt hay xấu?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Lịch vạn sự ngày hôm nay 19-2-2024 có gì đáng chú ý, tốt hay xấu? Hôm nay là ngày thuận lợi cho giải quyết công việc, chỉnh đốn hồ sơ, sắp xếp lại công việc.

Thứ 2 ngày 19 tháng 2 năm 2024

Năm Giáp Thìn

Tháng Giêng (Thiếu)

Tháng Bính Dần

Ngày Quý Sửu

Giờ Nhâm Tý

Ngũ hành: Mộc - Sao: Nguy - Trực: Bế

Vũ Thủy: 19/02/2024 (10/1 âm lịch) lúc 11g14’

Kinh Trập: 05/03/2024 (25/1 âm lịch) lúc 09g23’

Hòn Dấu: nước lớn 00g09’ - nước ròng 12g48’

Giờ Hoàng đạo: Dần (03g-05g), Mão (05g-07g), Tỵ (09g-11g), Thân (15g-17g), Tuất (19g-21g), Hợi (21g-23g)

Giờ hoàng đạo là giờ tốt theo phong tục.

Theo phong tục của người dân Việt Nam thì có hai loại giờ: giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo nghĩa là giờ tốt, có thể làm được nhiều việc trọng đại như: ăn cưới, đón cô dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, giao tiếp... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng giờ hoàng đạo được. Theo dân gian, trong mỗi ngày thì có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Vì vậy, giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo được chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.

Người Việt Nam quan niệm rằng, trên trời sẽ có 28 vì sao chiếu mệnh là nhị thập bát tú. Trong đó có hai loại sao là sao tốt và sao xấu. Nếu giờ đó thuộc cung của sao Tốt thì có nghĩa là giờ tốt, nếu giờ đó phạm phải sao xấu sẽ giờ xấu. Tùy theo mức độ, tính chất của sao mà tốt trong mỗi lĩnh vực. Ví dụ: Sao Bích tốt trong cưới hỏi, sao Lâu tốt trong xây dựng...

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, khi khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt, khánh thành công trình... đều phải chọn giờ hoàng đạo.

Nhưng lưu ý là có những trường hợp đặc biệt không thể máy móc chọn giờ tốt được. Ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Và nếu làm như thế, nó trở thành mê tín dị đoan, hậu quả khó lường.

Ngày hôm nay thuận lợi: Giải quyết công việc, chỉnh đốn hồ sơ, sắp xếp lại công việc.

Cung hoàng đạo: Bảo Bình (20/1 – 18/2): Bảo Bình có tính cách khá tùy hứng, bốc đồng nhưng đứng trước tình bạn, tình yêu, họ có thể trở thành một người kiên nhẫn, cố chấp đến khó hiểu. Một khi đã trao tình cảm cho ai, đừng hòng Bảo Bình bỏ cuộc, chạy trốn, chia li dù đối phương chẳng còn yêu mình. Họ cũng chẳng ngại ngần việc để lộ tâm trạng yếu đuối si tình trước mặt người khác.

*Vũ Thuỷ - Mưa Ẩm (10-1 Âm lịch): Thời tiết mưa ẩm, thuận lợi cho cây trồng phát triển.

* Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:

“Cuộc sống không phải là môn thể thao để xem. Nếu nhìn là tất cả những gì bạn làm, thì bạn sẽ nhìn cuộc đời bạn trôi qua mà không có bạn” (Walt Disney)

“Đừng làm người quan sát, đừng để cuộc sống trôi qua bên mình” (Lou Holtz)

“Cuộc sống không công bằng; hãy quen với điều đó đi” (Bill Gates)

Lương công chức sẽ tăng mạnh từ 1-7-2024

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng khoảng 30%. So với con số tăng bình quân mỗi năm 7% khi chưa thực hiện cải cách tiền lương thì đây là mức tăng vượt bậc.

Khoảng 560 nghìn tỷ đồng chi cho cải cách tiền lương

Bộ Nội vụ cho biết, vừa qua Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024, trong đó có nội dung về thực hiện chính sách tiền lương từ 1-7-2024. Dự kiến tổng nguồn ngân sách Trung ương dành để thực hiện cải cách tiền lương khoảng 132 nghìn tỷ đồng, nguồn tích lũy của ngân sách địa phương khoảng trên 430 nghìn tỷ đồng. Như vậy ngân sách đã bố trí 562 nghìn tỷ đồng đảm bảo đủ thực hiện cải cách đồng bộ chính sách tiền lương từ ngày 1-7-2024 theo Nghị quyết 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Dự kiến, tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng khoảng 30%
Dự kiến, tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng khoảng 30%

Theo tính toán của Chính phủ, để thực hiện cải cách tiền lương, dự kiến tổng nhu cầu kinh phí tăng thêm từ ngân sách trong giai đoạn 2024 - 2026 là hơn 499 nghìn tỷ đồng. Trong đó chi cho cải cách tiền lương là 470 nghìn tỷ đồng, điều chỉnh lương hưu là 11,1 nghìn tỷ đồng và trợ cấp ưu đãi người có công là 18 nghìn tỷ đồng. Thông tin về một số điểm đáng chú ý khi cải cách tiền lương, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho hay, chính sách tiền lương mới là quy định mức lương thấp nhất của khu vực công bằng mức lương thấp nhất bình quân vùng của khu vực doanh nghiệp.

Hiện nay lương khu vực doanh nghiệp chia làm 4 vùng. Vùng 1 là 4,68 triệu đồng/tháng; vùng 2 là 4,16 triệu đồng/tháng; vùng 3 là 3,64 triệu đồng/tháng và vùng 4 là 3,25 triệu đồng/tháng. Như vậy, mức lương thấp nhất bình quân của khu vực doanh nghiệp hiện nay là hơn 3,9 triệu đồng. Ngoài ra, chính sách tiền lương mới cũng mở rộng quan hệ tiền lương từ 1 - 2,34 - 10 hiện nay lên 1 - 2,68 - 12. Theo đó, mức lương thấp nhất của công chức, viên chức sẽ tăng khá cao so với mức lương khởi điểm 3,5 triệu đồng của công chức, viên chức có trình độ Trung cấp, hệ số lương 1,86 hiện nay. Mức lương trung bình của công chức, viên chức cũng có mức khởi điểm tăng từ hệ số 2,34 lên 2,68. Hiện nay công chức, viên chức có trình độ Đại học có mức lương khởi điểm hơn 4,2 triệu đồng/tháng.

Mức lương chức vụ sẽ thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị

Một trong những nội dung đáng chú ý của chính sách tiền lương mới là việc xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành. Theo đó, sẽ có 5 bảng lương mới gồm: Bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo; bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo và 3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang.

Theo chế độ tiền lương hiện hành thì các chức danh lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Bộ trưởng và tương đương trở lên được xếp lương theo chức vụ. Từ cấp Thứ trưởng và tương đương được xếp lương chuyên môn theo ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo. Việc xây dựng bảng lương mới sẽ phải đảm bảo một số nguyên tắc. Cụ thể, mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất; giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương như nhau; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới.

Lương mới không thấp hơn tiền lương hiện hưởng

Nghị quyết số 27-NQ/TW nêu rõ nguyên tắc “chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng”. Tuy nhiên, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho hay, hiện nay có 134.284 cán bộ, công chức thuộc các cơ quan, đơn vị quản lý hành chính Nhà nước đang áp dụng cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù (có tiền lương tăng thêm ngoài chế độ chung từ 0,66 lần đến 2,43 lần). Con số này chiếm khoảng 6,78% tổng biên chế cán bộ, công chức, viên chức của cả nước.

Khi bãi bỏ các cơ chế, chính sách về tiền lương, thu nhập đặc thù, họ sẽ hưởng tiền lương mới (kể cả phụ cấp) có thể thấp hơn so với trước khi cải cách tiền lương. Vì vậy, để đảm bảo chế độ cho họ, Bộ Nội vụ tính toán để tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét bảo lưu mức lương và thu nhập đặc thù hiện hưởng. Tức là lương mới (kể cả bảo lưu) của những cán bộ, công chức, viên chức này không thấp hơn so với khi chưa thực hiện cải cách tiền lương đúng theo tinh thần của Nghị quyết số 27-NQ/TW, bảo đảm công bằng giữa các đối tượng hưởng lương trước và sau khi cải cách tiền lương.

Mỗi ngày tiếp nhận khoảng 1.000 hồ sơ đổi bằng lái xe trên Cổng dịch vụ công

Năm 2024, Cục Đường bộ Việt Nam sẽ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trong cấp đổi bằng lái xe trực tuyến, phấn đấu gấp đôi con số đã tiết kiệm được cho người dân trong năm qua với mục tiêu phấn đấu khoảng 140 tỷ đồng.

Bộ GTVT vừa báo cáo Văn phòng chính phủ về việc thực hiện các kiến nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về báo cáo công tác dân nguyện các tháng trước.

Liên quan đến kiến nghị khắc phục các khó khăn, vướng mắc trong thực hiện thủ tục đổi GPLX trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia và tại cơ sở cấp đổi GPLX trực tiếp, Bộ GTVT cho biết, từ đầu năm 2023, Bộ GTVT đã yêu cầu Cục Đường bộ Việt Nam khẩn trương rà soát, khắc phục các vướng mắc trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến đổi GPLX trên Cổng dịch vụ công quốc gia; hỗ trợ, giải đáp kịp thời các vướng mắc, phục vụ người dân khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến đổi GPLX.

Cục Đường bộ Việt Nam đã triển khai cung cấp dịch vụ cho các Sở GTVT trên phạm vi toàn quốc từ ngày 14/11/2022 và đã tiếp thu ý kiến của các Sở GTVT để điều chỉnh phần mềm theo quy định mới tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đăng ký sử dụng dịch vụ từ ngày 18/10/2023.

Đến nay, đã tiếp nhận thành công gần 140.000 hồ sơ, trung bình ngày nhận 1.000 hồ sơ, cá biệt có ngày đã tiếp nhận thành công 1.500 hồ sơ.

Việc đổi bằng lái xe trực tuyến đã mang lại nhiều tiện ích cho người dân
Việc đổi bằng lái xe trực tuyến đã mang lại nhiều tiện ích cho người dân

Đối với giải quyết thủ tục cấp đổi GPLX trực tiếp, Bộ GTVT cho biết, thời gian qua, để giảm bớt việc công dân phải xếp hàng hoặc chờ đợi làm thủ tục đổi GPLX, một số Sở GTVT đã chủ động mở thêm điểm tiếp nhận giải quyết thủ tục cấp đổi GPLX tại địa phương.

Đồng thời, cử các cán bộ tại điểm cấp đổi để hướng dẫn, hỗ trợ người dân thực hiện thủ tục và hướng dẫn công dân thực hiện thủ tục đổi GPLX trực tuyến toàn trình trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Ông Nguyễn Xuân Cường, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, Cục Đường bộ Việt Nam được giao thực hiện 2 nhiệm vụ tại đề án theo Quyết định 06/2022 của Thủ tướng Chính phủ đó là kết nối cơ sở dữ liệu GPLX với cơ sở dữ liệu dân cư và đổi GPLX cấp độ 4 trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

GPLX cấp độ 4 là 1 trong 25 dịch vụ công thiết yếu và được chấm điểm đánh giá mức độ thực hiện Chính phủ điện tử. Xác định được tầm quan trọng đó Cục Đường bộ Việt Nam đã quyết liệt thực hiện. Đến nay đã kết nối được hơn 33/34 triệu GPLX với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Tính trung bình cho việc ăn nghỉ, đi lại của người dân ở các xã vùng xa có khoảng cách đến trung tâm thành phố khoảng 300km, mỗi hồ sơ cấp đổi GPLX thực hiện theo hình thức trực tuyến tiết kiệm được khoảng 700.000 đồng. Trong năm qua, nhờ đổi GPLX trực tuyến đã tiết kiệm cho người dân và xã hội hơn 70 tỷ đồng.

Năm 2024, Cục Đường bộ Việt Nam sẽ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, phấn đấu gấp đôi con số đã tiết kiệm được cho người dân trong năm qua với mục tiêu phấn đấu khoảng 140 tỷ đồng.

Thời gian tới, Cục sẽ tiếp tục triển khai việc nộp phạt vi phạm giao thông thuộc thẩm quyền của thanh tra giao thông trên ứng dụng VneID.

"Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Cục CSGT để hỗ trợ các nhà cung cấp dịch vụ xác thực, cơ sở đào tạo và trung tâm sát hạch triển khai giải pháp ứng dụng căn cước công dân trong công tác đào tạo, sát hạch lái xe toàn trình từ đăng ký học, theo dõi quá trình học đến lúc thi cấp bằng bảo đảm định danh chính xác công dân", ông Cường cho hay.