Vụ "chuyến bay giải cứu": Thư ký thứ trưởng nhận "lót tay" hơn 42 tỷ đồng

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Trong vụ án "chuyến bay giải cứu", Phạm Trung Kiên - thư ký của Thứ trưởng Bộ Y tế được xác định nhận hối lộ nhiều nhất, với hơn 42 tỷ đồng.

Theo cáo trạng của Viện KSND Tối cao, bị can Phạm Trung Kiên (thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế) đã nhận hối lộ hơn 42 tỷ đồng của 18 cá nhân là đại diện doanh nghiệp và một số “khách lẻ”.

Kiên có nhiệm vụ tiếp nhận, trình lên Thứ trưởng duyệt, ký văn bản trả lời liên quan đến việc cho ý kiến xét duyệt các chuyến bay theo đề nghị của Bộ Ngoại giao và các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Cụ thể, Bộ Y tế giao Cục Y tế Dự phòng tiếp nhận, đề xuất, xem xét, cho ý kiến việc phê duyệt kế hoạch tổ chức các chuyến bay theo đề xuất của Bộ Ngoại giao; chấp thuận cho các đoàn khách lẻ được về nước theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Bị can Phạm Trung Kiên - cựu Thư ký Bộ trưởng Bộ Y tế nhận hối lộ số tiền đặc biệt lớn.

Bị can Phạm Trung Kiên - cựu Thư ký Bộ trưởng Bộ Y tế nhận hối lộ số tiền đặc biệt lớn.

Khi nhận được văn bản của cơ quan chức năng xin ý kiến về chuyến bay, lãnh đạo Bộ sẽ phân công Cục Y tế dự phòng, trong đó, Phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm là đơn vị nghiên cứu đề xuất.

Khi có kết quả xử lý văn bản, Cục Y tế dự phòng duyệt dự thảo văn bản trả lời Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ và các đơn vị chức năng thông qua Phạm Trung Kiên. Bị can này sẽ trình lãnh đạo Bộ duyệt, ký văn bản trả lời.

Quá trình thực hiện nhiệm vụ, Phạm Trung Kiên đã yêu cầu đại diện các doanh nghiệp, cá nhân chi tiền từ 50 đến 200 triệu/chuyến bay hoặc từ 500.000 đồng đến 2 triệu/khách với chuyến bay combo hoặc từ 7 đến 15 triệu/khách lẻ.

Tổng cộng, từ tháng 2 đến 12-2021, Phạm Trung Kiên nhận hối lộ 253 lần, tổng cộng 42,6 tỷ đồng. Sau khi vụ án được khởi tố, anh ta đã chuyển khoản trả lại cho các đại diện doanh nghiệp hơn 12,2 tỷ đồng.

Kiên bị viện kiểm sát truy tố về tội “Nhận hối lộ” theo Khoản 4, Điều 354 với khung hình phạt tù 20 năm, chung thân hoặc tử hình.

Cũng theo cáo trạng truy tố 54 bị can trong vụ án, vợ cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng nhận túi quà nhưng không biết bên trong có tiền.

Liên quan đến vụ án "chuyến bay giải cứu", 18 bị can bị truy tố tội nhận hối lộ theo khoản 4, Điều 354 - BLHS.

Liên quan đến vụ án "chuyến bay giải cứu", 18 bị can bị truy tố tội nhận hối lộ theo khoản 4, Điều 354 - BLHS.

Cụ thể, cáo trạng xác định, bị can Tô Anh Dũng được phân công phụ trách, chỉ đạo Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao. Cục này là đầu mối tiếp nhận hồ sơ từ các doanh nghiệp tham gia thực hiện chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước trong thời gian dịch Covid – 19.

Ngoài ra, bị can Dũng còn giữ vai trò ký văn bản xin ý kiến 4 Bộ (Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải) và ký đề xuất gửi Lãnh đạo Chính phủ phê duyệt kế hoạch đưa công dân về nước.

Bị can Tô Anh Dũng

Bị can Tô Anh Dũng

Biết được vai trò của Tô Anh Dũng, từ tháng 5-2020 đến tháng 1-2022, 13 cá nhân đại diện doanh nghiệp đã tiếp cận, đặt vấn đề nhờ Tô Anh Dũng giải quyết cấp phép chuyến bay và được Tô Anh Dũng đồng ý. Trong quá trình thực hiện, Tô Anh Dũng 37 lần nhận tiền của các doanh nghiệp.

Đáng chú ý, trong các lần nhận tiền này, Viện kiểm sát cáo buộc, bị can Nguyễn Thị Tường Vy (Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư ATA Việt Nam) thông qua mối quan hệ, đã gặp bà Trần Phi Nga (vợ Tô Anh Dũng).

Quá trình gặp mặt, bà Trần Phi Nga vào ngày 7-7-2021, tại quán cà phê Highland Coffee trong khuôn viên Khu đô thị Ciputra (quận Tây Hồ, Hà Nội), Vy đưa cho vợ cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao 1 túi quà.

“Bà Nga khai đã nhận túi quà và đưa cho Tô Anh Dũng, nhưng không biết bên trong có gì. Tô Anh Dũng khai túi quà Vy gửi cho Dũng có 50.000 USD”, Viện kiểm sát kết luận.

Quá trình điều tra, bị can Tô Anh Dũng và gia đình đã nộp 2 tỷ đồng khắc phục hậu quả. Cơ quan truy tố cho rằng, bị can Dũng thành khẩn khai báo, ăn năn hối lỗi. Đây được xem là tình tiết giảm nhẹ cho bị can.