- Nga xác nhận Ai Cập mua 50 tiêm kích MiG-29M
- Ấn Độ mua 245 tên lửa không đối không Stinger từ Mỹ
- Mỹ xây căn cứ bí mật tại Israel để đối phó Iran?
Máy bay ném bom tầm xa đóng vai trò như một bộ 3 hạt nhân chiến lược. Hiện nay Trung Quốc chỉ tập trung phát triển 2 máy bay chiến đấu tàng hình, một máy bay không người lái tàng hình, các tên lửa hành trình và đạn đạo mới, mà không hề nghiên cứu một mẫu máy bay ném bom nào khác.
Máy bay ném bom H-6K của Trung Quốc
Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đang phải dựa cả vào máy bay ném bom Xian H-6K, phiên bản nâng cấp từ mẫu máy bay Tu-16 của Liên-xô. Tuy nhiên, đây chắc chắn không phải là mẫu máy bay đáng tin cậy do nó thiếu đi khả năng ngắm bắn thích hợp và tầm hoạt động chỉ bằng 1/2 so với máy bay B-2 của Mỹ.
Với tầm quan trọng của máy bay ném bom, theo tạp chí National Interest, nguyên nhân Trung Quốc không phát triển máy bay ném bom mới là do chưa thể tạo ra được một động cơ xứng tầm và đủ tin cậy. Vào hồi đầu năm 2016, chính phủ Trung Quốc thừa nhận rằng, công nghệ động cơ của họ vẫn còn kém xa các nước phát triển trên thế giới. Đã có những tin đồn về việc Trung Quốc đang cố mua được bản quyền dây chuyền sản xuất Tu-22M Backfire từ Nga tuy nhiên, ngay cả khi điều này là thật, chưa chắc Moscow đã đồng ý.
Hiểu được điểm yếu của mình nên dường như Trung Quốc đã biến việc phát triển công nghệ động cơ máy bay thành ưu tiên hàng đầu. Theo Tập đoàn tư vấn hàng không Galleon, Bắc Kinh sẽ dành khoảng 300 tỉ USD trong vòng 20 năm tới vào chương trình phát triển động cơ máy bay dân sự và quân sự. Nhiều nguồn tin cũng xác nhận rằng, các hãng hàng không Trung Quốc đã thuê nhiều kĩ sư và phi công máy bay quân sự nước ngoài đến giúp mình phát triển động cơ.
Điều này có nghĩ là cuối cùng Bắc Kinh sẽ có khả năng tự chế tạo động cơ máy bay và đó cũng là lúc một máy bay ném bom phát triển nội địa của nước này có thể được trình làng.