- Vốn đầu tư lớn, kiến nghị làm cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu chia ba dự án thành phần
- Thiết kế cầu Đuống mới có tên gọi “Giao duyên”
Các công trình mà vị đại diện UBND quận Long Biên đề cập gồm: các ô quy hoạch A4/NO4, A8/NO1, A8/NO2, A4/HH2, A4/HH3 và các tuyến đường phụ cận. Trong đó, có 2 hạng mục trong diện thu hồi, giải phóng mặt bằng đã và đang nhận được một số ý kiến của người dân, là hồ câu Xuân Quế và hồ câu Sơn Thủy.
Khu vực trong diện giải phóng mặt bằng theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt |
Theo tìm hiểu, quy hoạch tại các ô, tuyến đường nêu trên đã được cơ quan chức năng của quận Long Biên thông báo rộng khắp từ nhiều năm. Cụ thể, là quy hoạch chi tiết quận Long Biên, tỷ lệ 1/2000 phần quy hoạch sử dụng đất, giao thông và quy hoạch hạ tầng kỹ thuật tại Quyết định số 228/2005/QĐ-UBND, ngày 19/12/2005. Cùng với đó là quy hoạch phân khu N10, tỷ lệ 1/2000 đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 6115/QĐ-UBND năm 2014.
“Việc thực hiện nghiêm túc quy hoạch là điều hết sức quan trọng trong kiến thiết đô thị. Khi cấp thẩm quyền đã xây dựng, ban hành quy hoạch mà đơn vị thực thi thực hiện sai sẽ là vi phạm pháp luật”, vị đại diện quận Long Biên bày tỏ và cho biết, đến thời điểm này, gia đình chủ hồ câu Xuân Quế đã đồng ý để quận thực hiện các thủ tục giải tỏa, đền bù.
Trao đổi với báo chí, ông Phạm Kim Sơn, anh ruột ông Phạm Xuân Quế (chủ nhà hàng – hồ câu Xuân Quê) cho biết, gia đình ông sống trên mảnh đất hồ câu Xuân Quế đã hơn 60 năm. Một thành viên của gia đình trước kia là Chủ nhiệm Hợp tác xã dịch vụ Nông nghiệp Ngọc Thụy; khi về hưu đã thuê thầu lại khu đất nông nghiệp này và gia đình khai thác từ năm 2005. Khởi phát, khu vực này chỉ có mương lạch, đất ruộng, hoang hóa, rồi được gia đình ông Sơn đào thành ao để khai thác, kinh doanh ăn uống, với diện tích khoảng 3.000m2.
Có trường hợp dù đã hết thời hiệu thuê đất nông nghiệp nhưng vẫn gửi kiến nghị xung quanh việc triển khai dự án quan trọng của quận Long Biên |
Khi tìm hiểu, gia đình ông Sơn được biết khu đất, hồ nằm trong quy hoạch của thành phố Hà Nội về xây dựng nhiều tuyến đường giao thông công cộng, khu nhà ở, phát triển kinh tế. Vì lợi ích cộng đồng, gia đình đã bàn bạc, thống nhất trả lại đất để cơ quan chức năng thực hiện đúng tiến độ dự án, với mong muốn khi đền bù, Nhà nước cần tính toán hợp tình, hợp lý và thỏa đáng.
Cũng liên quan đến công tác GPMB, ông Hoàng Văn Lực - Chủ tịch UBND phường Ngọc Thụy cho biết, thời gian qua, phường đã nắm được tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của một số người dân, cho rằng nguồn gốc lịch sử của hai hồ trên có từ lâu đời và là hồ tự nhiên. Ngoài ra, khu hồ còn tạo cảnh quan thiên nhiên thoáng đãng, trong lành, sạch đẹp và có tác dụng nâng cao hiệu quả trong việc tiêu thoát nước, phòng, chống ngập lụt mùa mưa… Vì vậy, có ý kiến cho rằng không nên lấp các khu hồ này.
“Quan điểm của phường và quận là sẽ tiếp tục tuyên truyền, giải thích, công khai quy hoạch để người dân hiểu và đồng thuận. Phương án đảm bảo thoát nước, phòng chống úng ngập đã được lãnh đạo quận chỉ đạo, trên cơ sở đảm bảo tính liên thông, đồng bộ của toàn hệ thống trong khu vực chứ không riêng tại Ngọc Thụy”, ông Lực nêu rõ.
Cụ thể, đã hoàn thành dự án hồ tổ 11 (diện tích 6.200 m2), hồ tổ 6 (diện tích 2.000 m2), hồ tổ 9 (diện tích 3.000 m2), cống hóa mương Gia Quất, đường chân đê tả Hồng, hữu Đuống…
Chưa hết, quận Long Biên đang lập quy hoạch 2 hồ tại ô quy hoạch A3.CXKO và A4.CXKO với tổng diện tích khoảng 12,5 ha trên địa bàn phường Ngọc Thụy. Và dự kiến, 2 hồ này được phê duyệt và khởi công trong năm 2022, hoàn thành vào năm 2023.