Từ 30-5: Chính thức áp dụng hàng loạt quy định mới quan trọng liên quan đến giáo viên các cấp

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Bỏ chứng chỉ bồi dưỡng theo hạng của giáo viên các cấp là nội dung quan trọng nhất nhất tại Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT sửa 4 Thông tư về giáo viên các cấp có hiệu lực từ 30-5 tới.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT sửa 4 Thông tư về giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT).

Thông tư này đã ấn định một loại chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo từng loại giáo viên (mầm non, tiểu học, THCS, THPT) thay vì theo các hạng (hạng 1, hạng 2, hạng 3 hoặc hạng 4).

Cụ thể, giáo viên mầm non, tiểu học, THCS, THPT các hạng chỉ cần sử dụng một loại chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dành cho giáo viên hạng đó.

Đặc biệt, khoản 3 Điều 5 Thông tư 08 khẳng định, nếu giáo viên các cấp đã có một trong các chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên theo quy định cũ trước 30-6-2022 thì được xem là đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.

Trong cuộc thi hoặc xét thăng hạng, giáo viên đó có thể sử dụng chứng chỉ này và không phải học chương trình bồi dưỡng tương ứng với từng cấp học.

Riêng giáo viên tuyển dụng mới phải có chứng chỉ này trong thời gian tập sự. Sau khi được tuyển dụng mà chưa có thì phải bổ sung trong thời hạn 1 năm kể từ ngày được tuyển dụng.

Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT sửa 4 Thông tư về giáo viên các cấp có hiệu lực từ 30-5 tới

Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT sửa 4 Thông tư về giáo viên các cấp có hiệu lực từ 30-5 tới

Ngoài việc bỏ yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo hạng của giáo viên, Thông tư 08/2023 còn sửa đổi về trình độ đào tạo của giáo viên THCS hạng 1 và giáo viên tiểu học hạng 1.

Cụ thể, giáo viên tiểu học hạng 1 và giáo viên THCS hạng 1 sẽ không còn có bằng thạc sĩ trở lên mà chỉ cần bằng cử nhân. Đặc biệt, nếu môn học không có đủ giáo viên có bằng cử nhân thì có thể thay bằng bằng cử nhân chuyên ngành khác và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Như vậy, yêu cầu về bằng cấp của giáo viên tiểu học hạng 1 và giáo viên THCS hạng 1 đã được nới lỏng hơn so với quy định cũ đang áp dụng.

Bên cạnh đó, Thông tư 08/2023 còn sửa thời gian giữ hạng thấp khi giáo viên mầm non thăng hạng.

Cụ thể, giáo viên mầm non thăng từ hạng 3 lên hạng 2: Giảm từ đủ 9 năm xuống còn từ đủ 3 năm; Giáo viên mầm non từ hạng 2 thăng lên hạng 1: Tăng từ đủ 6 năm lên từ đủ 9 năm.

Ngoài ra, mốc thời gian được dùng để tính giữ hạng là đến ngày hết hạn nộp hồ sơ thăng hạng thay cho việc chỉ tính đến hạn nộp hồ sơ thăng hạng (kéo dài thời gian để tính giữ hạng). Quy định này áp dụng cho hạng 1, 2 của tất cả các cấp học.

Mặt khác, Thông tư 08/2023 còn sửa các trường hợp bổ nhiệm chức danh giáo viên các cấp, đồng thời không yêu cầu giáo viên phải cung cấp minh chứng về việc thực hiện nhiệm vụ của hạng khi bổ nhiệm vào hạng tương ứng theo quy định tại các Thông tư 01, 02, 03, 04 ban hành năm 2021 của Bộ GDĐT.