- Điều tra 4.961 vụ án liên quan tội phạm tham nhũng, kinh tế, buôn lậu
- Điều tra 4.961 vụ án liên quan tội phạm tham nhũng, kinh tế, buôn lậu
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: Chống tham nhũng quyết liệt, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng
Nghị quyết đã giải thích một số khái niệm sử dụng trong xét xử tội phạm tham nhũng, tội phạm khác về chức vụ nêu tại BLHS 2015.
Theo Nghị quyết, “chủ động nộp lại ít nhất ¾ tài sản tham ô, nhận hối lộ” là trường hợp người phạm tội đã nộp lại ít nhất ¾ tài sản nhận hối lộ sau khi phạm tội.
Đồng thời, cũng được coi là chủ động nộp lại ít nhất ¾ tài sản tham ô, nhận hối lộ nếu sau khi phạm tội đã tác động để cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em, những người thân khác nộp lại hoặc không phản đối việc những đối tượng này nộp lại ít nhất ¾ tài sản mà mình tham ô, nhận hối lộ.
Trường hợp cùng một vụ án, người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về nhiều tội, trong đó có Tội tham ô tài sản, Tội nhận hối lộ và tội khác nhưng đã chủ động nộp lại ít nhất ¾ tài sản tham ô, nhận hối lộ thì cũng được coi là có tình tiết nêu trên trừ trường hợp có căn cứ rõ ràng xác định tài sản có nguồn gốc từ tội phạm khác.
Các bị cáo trong vụ án tham nhũng Mobifone mua 95% cổ phần AVG được xét xử cách đây không lâu |
Cũng theo Nghị quyết 03, “hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm” là sau khi phạm tội tham nhũng hoặc các tội phạm khác về chức vụ, người phạm tội đã chủ động cung cấp những tin tức, tài liệu, chứng cứ có ý nghĩa cho việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm liên quan đến tội phạm mà họ bị buộc tội (như: chỉ đúng nơi cất giấu vật chứng quan trọng; khai báo và chỉ đúng nơi đồng phạm khác đang bỏ trốn; khai báo về tội phạm và người phạm tội mới liên quan đến tội phạm mà họ bị buộc tội...).
Về nguyên tắc xử lý đối với tội phạm tham nhũng, tội phạm khác về chức vụ, trong quá trình tố tụng, người phạm tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ đã chủ động nộp lại ít nhất ¾ tài sản tham ô, nhận hối lộ và đã hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì không áp dụng mức cao nhất của khung hình phạt mà người phạm tội bị truy tố, xét xử.
Xem xét áp dụng chính sách khoan hồng đặc biệt miễn hình phạt theo quy định tại Điều 59 của Bộ luật Hình sự đối với trường hợp người phạm tội có ít nhất 2 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự hoặc người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể nếu thuộc một trong các trường hợp quy định.
Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành từ 15-2.