- Trưởng đặc khu Hồng Kông bác bỏ yêu cầu của người biểu tình
- Người biểu tình Hồng Kông tiếp tục phong tỏa sân bay quốc tế
- Người biểu tình ở Hồng Kông đổi chiến thuật: Dọn sạch các ga tàu điện ngầm
“Tôi chưa nghĩ tới việc thảo luận về vấn đề từ chức với chính quyền trung ương. Giải pháp từ chức sẽ là lựa chọn của cá nhân. Tôi và đội ngũ của mình luôn nghĩ tới việc ở lại để giúp Hồng Kông. Tôi không cho phép mình lựa chọn con đường dễ dàng là từ chức”, bà Lam nói trong một cuộc phỏng vấn được phát trên truyền hình vào hôm 3-9.
Trước đó, hãng tin Reutes đã dẫn một bản ghi âm rò rỉ về cuộc họp kín giữa bà Lam và các lãnh đạo doanh nghiệp, trong đó, bà thừa nhận đã gây ra “hỗn loạn không thể tha thứ được” và nếu được lựa chọn, bà sẽ "xin lỗi và từ chức".

Bà Carrie Lam khẳng định sẽ ở lại để giúp Hồng Kông vượt qua khủng hoảng
Từ tháng 6, hàng trăm nghìn người Hồng Kông đã xuống đường biểu tình chống lại dự luật dẫn độ. Mặc dù dự luật này đã bị bãi bỏ nhưng phong trào biểu tình vẫn chưa dừng lại mà chuyển hướng sang nhiều vấn đề như cách cảnh sát trấn áp người biểu tình và phản đối thương nhân Trung Quốc tại Hồng Kông.
Bà Lam đã tuyên bố sẵn sàng đối thoại với người biểu tình nhưng vẫn chưa đưa ra bất kì sự nhượng bộ nào.
Trong khi đó, văn phòng của Trung Quốc phụ trách các vấn đề Hồng Kông và Ma Cao khẳng định, cơ quan này tin tưởng chính quyền Hồng Kông có khả năng chấm dứt bạo lực.