- Sức mạnh hạt nhân Trung Quốc đe doạ vị thế của Mỹ tại Tây Thái Bình Dương
- Lộ thông tin về hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng mới của Trung Quốc
- Trung Quốc đưa tàu hộ vệ mới ra Biển Đông
“Hiện tại, Trung Quốc không có kế hoạch xây dựng căn cứ quân sự ở nước ngoài”, người đại diện của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Geng Yansheng phát biểu tại cuộc họp báo hàng tháng.
Ông Geng đã phản hồi lại câu hỏi về việc liệu Trung Quốc có chính sách xây dựng nhiều căn cứ quân sự tại nước ngoài và trong điều kiện nào Bắc Kinh sẽ điều động tàu chiến và binh lính ra ngoài lãnh thổ.
Trung Quốc cam đoan không có ý định xây dựng căn cứ quân sự ở nước ngoài
Trung Quốc đã bị cáo buộc đang muốn phát triển một hệ thống cơ sở vật chất xung quanh Ấn Độ Dương trong chiến lược “dải ngọc trai”, để chống lại sự nổi lên của nước láng giềng Ấn Độ và bảo vệ các quyền lợi kinh tế của mình quanh khu vực này.
Vào tháng 1 năm ngoái, nội các Pakistan đã chấp nhận chuyển quyền kiểm soát cảng Gwadar ở biển Ả-Rập từ công ty PSA International của Singapore sang cho công ty quốc doanh Overseas Port Holdings Limited của Trung Quốc.
Chiến lược thâu tóm cơ sở vật chất chiến lược này của Trung Quốc được cho là một động thái nhằm bảo vệ đường hàng hải và năng lượng cũng như xây dựng một căn cứ hải quân tại biển Ả-Rập.
Sri Lanka đã mở một cảng nước sâu mới trị giá 450 triệu USD vào năm 2012 ở Hambantota duyên hải phía nam nước này. Vì được xây dựng khoản vay của Trung Quốc, nên Bắc Kinh đã được nắm quyền kiểm soát tuyến đường biển quốc tế nhộn nhịp nhất thế giới.
Trung Quốc cũng giúp Sri Lanka xây dựng một cảng trị giá 500 triệu USD ở thủ đô Colombo vào năm 2013.
Cụm từ “dải ngọc trai” được sử dụng lần đầu tiên trong một tài liệu của Lầu Năm Góc vào năm 2004, có ý chỉ một mạng lưới căn cứ hải không quân trên khắp thế giới.
Trung Quốc luôn cố chứng tỏ rằng việc nước này trở thành nền kinh tế số 1 trên thế giới trong tương lai sẽ không đe doạ đến quyền lợi của bất cứ quốc gia hay khu vực nào. Trung Quốc phủ nhận kế hoạch xây dựng nhiều căn cứ quân sự ở nước ngoài.
Mặc dù, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đang tăng trưởng ở tốc độ 2 con số hàng năm, tuy nhiên các chuyên gia nhận định rằng khả năng quân sự của Trung Quốc phải cố gắng lâu mới có thể đạt được tới trình độ của Mỹ.