- Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Căng thẳng tiến độ vì bí vốn
- Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, năm 2018 mới có thể chở khách
- Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Chậm trễ, nhiều tai tiếng
Cụ thể, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc, chiều 11/5, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chứng kiến lễ ký kết 5 văn kiện hợp tác, trong đó có Hiệp định vay ưu đãi Chính phủ khoản vay bổ sung cho Dự án đường sắt đô thị Hà Nội - Hà Đông giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (China Eximbank).
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội - Hà Đông vay bổ sung 250,62 triệu USD. Chính phủ ủy quyền cho Bộ Tài chính ký kết Hiệp định với China Eximbank. Sau ký kết, hai bên sẽ phải thực hiện thêm một số thủ tục pháp lý khác để khoản vay này có hiệu lực.
Trung Quốc vừa đồng ý thông qua khoản vay bổ sung 250 triệu USD cho dự án đường sắt Cát Linh- Hà Đông
Được biết, số vốn hơn 250 triệu USD bổ sung cho dự án đã được thống nhất từ cách đây 3 năm, năm 2016 nhân chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sang Trung Quốc, hai bên đã làm việc về khoản vốn bổ sung này. Đến nay, khoản vay bổ sung cho Dự án đường sắt đô thị Hà Nội - Hà Đông mới chính thức được ký kết.
Đây chính là số tiền vay bổ sung do dự án bị chậm tiến độ và đội vốn thêm hơn 250 triệu USD. Việc China Emximbank chậm trễ ký kết khoản vay bổ sung này đã khiến tuyến đường sắt đô thị Cát Linh- Hà Đông đứng trước nguy cơ phải lùi tiến độ vì không có tiền để giải ngân.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông có tổng chiều dài gần 13 km, gồm 12 nhà ga đi toàn bộ trên cao. Theo kế hoạch, cuối tháng 7/2017 Dự án sẽ hoàn thành công tác lắp đặt thiết bị, từ tháng 10/2017 sẽ chạy thử liên động toàn hệ thống, thời gian chạy thử khoảng từ 3 - 6 tháng. Dự kiến, quý II/2018 Dự án sẽ đưa vào khai thác thương mại.
Dự kiến cuối tháng 5 này Ban QLDA Đường sắt sẽ mở cửa cho người dân tham qua nhà ga mẫu La Khê.