- Mỹ hứa hỗ trợ binh lính và vũ khí cho NATO chống Nga
- Trung Quốc chế tạo pháo xe tăng nhanh nhất thế giới
- Xe chiến đấu T-15: “Nguy hiểm” không kém siêu tăng Armata T-14
Về mặt truyền thống, chắc chắn ngành công nghiệp quốc phòng Nga vẫn đang có lợi thế. Di sản từ thời Liên-xô và những nỗ lực trong việc nghiên cứu và phát triển đã khiến Nga đi lên tốp đầu của thị trường vũ khí thế giới. Theo xếp hạng của Viện nghiên cứu hoà bình quốc tế Stockholm (SIPRI), Nga đứng vị trí thứ 2 về xuất khẩu vũ khí, với các sản phẩm quốc phòng có mặt trên 56 nước. Vũ khí xuất khẩu sang Ấn Độ, Trung Quốc và Algeria chiếm 60% tổng sản lượng xuất khẩu thiết bị quân sự của nước này.
Trung Quốc chỉ mới ra nhập vào thị trường vũ khí thế giới nhưng hiện đã đứng thứ 3 về sản lượng xuất khẩu. Vũ khí xuất khẩu của nước này bao gồm chiến đấu cơ JF-17 Thunder, lựu pháo tự hành PLZ-45 155mm và các tên lửa chống hạm dòng C. Nguyên nhân đằng sau sự phát triển này chính là sự vượt trội của nên kinh tế, điều đã tạo ra các nguồn lực cho việc hiện đại hoá lực lượng vũ trang Trung Quốc. Nó cho phép vũ khí Trung Quốc có thể cạnh tranh được với sản phẩm của Nga trên thị trường quốc tế.
Trực thăng Z-10 Trung Quốc xuất khẩu sang Pakistan
Một trong những ví dụ rõ ràng nhất đó là việc Pakistan mua các máy bay tấn công Z-10 của Trung Quốc. 3 chiếc Z-10 mà Bắc Kinh đã bàn giao trước có thể cho phép họ thử nghiệm loại máy bay này. Pakistan sẽ mua tổng cộng 17 máy bay Z-10 và nhận thêm 2 chiếc nữa vào cuối năm nay. Việc cung cấp vũ khí ngay trong giai đoạn đầu của thoả thuận là điều chưa từng xuất hiện trong các hợp đồng mua bán quốc phòng và có thể được coi như dấu hiệu, Trung Quốc đang muốn tranh giành khách hàng với Nga.
Truyền thông Pakistan còn cho biết, chính phủ nước này đang có ý định mua cả các tàu ngầm năng lượng hạt nhân lớp Type-094 lớp Jin của Trung Quốc.
Hiện tại, Nga vẫn đang là đối tác quan trọng của Pakistan với một thoả thuận tăng cường hợp tác thương mại quốc phòng được kí vào tháng 10-2014, qua đó, Nga sẽ cung cấp cho Pakistan 20 máy bay trực thăng tấn công Mi-35 và có thể là các hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S1, tên lửa 9K37 Buk Grizzly và trực thăng tấn công Mi-28E.
Như vậy, thay vì chỉ sử dụng sản phẩm từ Nga, giờ đây, Pakistan sẽ mua cả trực thăng của Nga lẫn Trung Quốc.
Một vài hệ thống vũ khí đang được sử dụng trong lực lượng vũ trang Pakistan là sản phẩm phát triển chung của Trung Quốc và Pakistan, bao gồm chiến đấu cơ JF-17, các loại xe tăng chiến đấu chủ lự, tàu hộ tống F-22P lớp Zulfiquar và tàu tấn công nhanh lớp Azmat. Những thoả thuận sắp được kí kết giữa 2 nước sắp được kí kết bao gồm việc nâng cấp tàu F-22P, xuất khẩu 8 chiếc tàu ngầm diesel-điện lớp Type 039A lớp Yuan hay tàu tên lửa Type 022.