- Công khai lấy ý kiến đợt đầu bản mẫu SGK lớp 2, lớp 6
- Phát hiện sách giáo khoa mới tồn tại nhiều vấn đề trong thẩm định, phê duyệt, cung ứng
- Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Đã trả lại ngân sách 29,7 triệu USD chi phí làm sách giáo khoa
![]() |
Học sinh lớp 6 sẽ học chương trình, SGK mới từ năm học 2021-2022 |
Năm học 2021-2022 là năm học đầu tiên học sinh lớp 6 sẽ học Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu các phòng giáo dục và đào tạo, các nhà trường rà soát, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để thực hiện hiệu quả.
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến lưu ý các nhà trường lựa chọn những giáo viên tốt, có kinh nghiệm, vững chuyên môn nhất để đảm nhận nhiệm vụ dạy lớp 6 năm học 2021-2022; quan tâm bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán ở các môn học, làm nòng cốt để nhân rộng đội ngũ giáo viên giỏi trong toàn ngành.
Để bảo đảm cho việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 hiệu quả, các nhà trường có trách nhiệm chỉ đạo, hỗ trợ để bảo đảm 100% giáo viên dạy lớp 6 năm học 2021-2022 đều được bồi dưỡng đầy đủ các chuyên đề theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Được biết, Hà Nội hiện có 642 trường trung học cơ sở với hơn 508.000 học sinh. Kết quả học kỳ I năm học 2020-2021 cho thấy tỷ lệ học sinh xếp loại văn hóa giỏi đạt 35,5%, 90,35% số học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt và 8,7% số học sinh xếp loại hạnh kiểm khá.
Tuy nhiên, nhiều trường THCS còn tồn tại một số hạn chế như cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học chưa đồng bộ; một số nơi còn thiếu phòng tin học, ngoại ngữ; chất lượng đội ngũ ở một số trường còn chênh lệch...