
Tại lối rẽ sang phường Thịnh Đán, trâu thản nhiên gặm cỏ ở vòng xuyến

Trâu hiên ngang vượt quốc lộ

Người phụ nữ này bảo rằng: "Ở đây chẳng còn cỏ nữa, thấy cỏ quốc lộ mọc tốt
nên cho trâu vào ăn" (đoạn phường Tân Lập)
nên cho trâu vào ăn" (đoạn phường Tân Lập)

"Người ta có cấm chăn thả nhưng không ai bắt nên kệ thôi"

Địa phận phường Tích Lương, 2 phụ nữ cho biết, đây là buổi đầu tiên chăn trâu
trên quốc lộ vì bắt chước mọi người chứ không biết luật quy định thế nào
trên quốc lộ vì bắt chước mọi người chứ không biết luật quy định thế nào

Cặm cụi nghịch điện thoại thay vì để mắt tới trâu đang chăn

Cách Hà Nội 67 km

Trâu được thả rông

Chủ nhân của chúng vẫn còn đứng đây. Em nói đã chăn trâu trên quốc lộ từ lâu,
trâu chẳng cần cọc, nó không ra ngoài, không sao cả
trâu chẳng cần cọc, nó không ra ngoài, không sao cả

Khi được nhắc nhở thì mới ra coi chừng đàn trâu


Bò cũng nhởn nhơ ăn cỏ ở đây (phạm vi xã Tân Hương, huyện Phổ Yên, cách Hà Nội 41 km)

2 cậu bé vẫn mải miết với từng câu chuyện, mặc kệ bò tiến sát lòng đường

Sau phía rào sắt mới là nơi dành cho chúng

Lỏng lẻo với 1 cái cọc

Vô chủ, chúng ăn, nghỉ trên quốc lộ

Những xe này có thể gặp tai nạn bất cứ lúc nào nếu trâu bò lao xuống đường
LUẬT ÁP DỤNG CHO NGƯỜI ĐI BỘ VÀ SÚC VẬT ĐI ĐƯỜNG
Điều 39: - Súc vật đi từng đoàn - đại gia súc đi hàng đàn trên đường ô tô, cứ 5 con (mức tối đa) phải có một người chăn dắt trừ trường hợp chỉ đi ngang qua đường.
Ở các thành phố phải cho gia súc đi vào những giờ nghỉ, ít xe cộ đi lại, như sáng sớm, buổi trưa và buổi tối.
Cấm ngặt không được buộc súc vật trên đường ô tô.
Điều 40: - Súc vật thả rông không có người chăn giữ - Cấm không được thả rông súc vật trên đường ô tô kể cả những súc vật kéo xe, tải hàng hay để cưỡi.
Cấm chăn trâu, bò, ngựa, dê, v.v… ở hai bên vệ đường hay mái đường xe hơi.