Trách nhiệm khi say rượu lái xe gây tai nạn

Hỏi: Tôi say rượu lái xe, lán trái đường gây tai nạn làm hư hỏng một chiếc xe, theo kết quả giám định thiệt hại 52 triệu đồng và hai người bị xây xước ngoài da. Về việc bồi thường thiệt hại và sửa chữa xe tôi đã thỏa thuận được. Tôi xin hỏi tôi có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Trách nhiệm khi say rượu lái xe gây tai nạn

Hỏi: Tôi say rượu lái xe, lán trái đường gây tai nạn làm hư hỏng một chiếc xe, theo kết quả giám định thiệt hại 52 triệu đồng và hai người bị xây xước ngoài da. Về việc bồi thường thiệt hại và sửa chữa xe tôi đã thỏa thuận được. Tôi xin hỏi tôi có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Minh Hạnh (Tây Hồ, Hà Nội)

Trả lời: Theo quy định trong Luật Giao thông đường bộ: Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ; không được phép điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn (trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50mg/100ml máu hoặc 0,25mg/1 lít khí thở).

Anh điều khiển phương tiện giao thông đi không đúng làn đường, lán trái gây tai nạn làm thiệt hại đến sức khỏe và tài sản của người khác.

Theo điểm e, 4.1, mục 1, phần I, Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 02/2003/ NQ-HĐTP ngày 17-4-2003: Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ nếu căn cứ vào thiệt hại về tài sản thì gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1, Điều 202, tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, Bộ luật Hình sự.

Căn cứ hành vi của anh thì cơ quan điều tra sẽ khởi tố theo quy định của pháp luật và có thể bị áp dụng hình phạt tù từ ba năm đến mười năm: Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác (Khoản 2, Điều 202 - BLHS).

Luật sư Nguyễn Thị Thu Lan

(VPls Phúc Thọ - 23 Hồ Đắc Di, Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội)