- Dự án đường sắt Cát Linh- Hà Đông "vắt qua" ba đời Bộ trưởng sẽ chạy vào cuối 2018?
- Điều tra, xử lý đối tượng vẽ lên tàu đường sắt Cát Linh – Hà Đông
- Đề nghị Công an vào cuộc việc toa tàu đường sắt Cát Linh bị vẽ bậy
Ông Vũ Hồng Phương, Phó Giám đốc Ban QLDA Đường sắt cho hay, Ban chưa nhận được văn bản hay đề nghị nào của Tổng thầu Trung Quốc về việc chi 1 triệu USD để sơn sửa lại đoàn tàu bị sơn vẽ trộm.
Theo ông Phương, thông tin về việc đề nghị chi 1 triệu USD ông biết qua các kênh không chính thức trên mạng, sau đó ông Phương đã trực tiếp trao đổi với Tổng thầu Trung Quốc. “Tôi đã trao đổi với Tổng thầu Trung Quốc và Tổng thầu khẳng định không hề có đề xuất, đề nghị Ban Quản lý dự án chi 1 triệu USD để sơn lại tàu”, ông Phương nói.

Thông tin Tổng thầu đòi 1 triệu USD để sơn lại toa tàu đường sắt Cát Linh chỉ là tin đồn
Lãnh đạo Ban QLDA Đường sắt cũng nhấn mạnh, hiện nay dự án chưa hoàn thành và chưa bàn giao, vì vậy trách nhiệm và chi phí thuộc Tổng thầu.
Với việc sơn lại đoàn tàu bị vẽ trộm nếu có thì chi phí và trách nhiệm khôi phục theo thiết kế của Tổng thầu Trung Quốc. Sau này, khi dự án được bàn giao và đưa vào khai thác thì Tổng thầu cũng phải thực hiện bảo hành theo hợp đồng.
Đề cập tới việc khắc phục sự việc đoàn tàu bị vẽ trộm, ông Phương cho biết hiện cơ quan Công an vẫn chưa tìm được đối tượng đột nhập vào công trường vẽ trộm lên thân tàu. Ban đang chờ kết quả xác minh của cơ quan chức năng.
Về vấn đề kỹ thuật đoàn tàu, ông Phương thông tin, phần vỏ tàu được làm bằng inox và dán đề can có màu xanh, không phải là nước sơn trực tiếp lên vỏ tàu.
Ban Quản lý dự án đã yêu cầu Tổng thầu phải đưa nhà sản xuất đoàn tàu ở Trung Quốc sang Việt Nam để đánh giá sự ảnh hưởng và thiệt hại từ bức vẽ trên, từ đó tìm phương án khôi phục phù hợp nhất.
Trước đó, ngày 26-12-2017, Tổng thầu Trung Quốc bất ngờ phát hiện toa tàu mẫu đường sắt Cát Linh- Hà Đông bị vẽ theo phong cách graffiti màu sắc sặc sỡ lên trên. Ban QLDA và Tổng thầu đã có văn bản báo cáo Bộ GTVT, đồng thời đề nghị công an vào cuộc điều tra.