Thỏa thuận chia thừa kế có đúng pháp luật hay không?

(ANTĐ) - Bố mẹ tôi khi qua đời có để lại tài sản nhưng không để lại di chúc. Anh em chúng tôi đã họp bàn thống nhất chia di sản thừa kế mà không yêu cầu tòa án chia tài sản thừa kế. Vậy thỏa thuận của chúng tôi có đúng luật hay không? Cách làm như thế nào để việc chia tài sản đúng luật.

Thỏa thuận chia thừa kế có đúng pháp luật hay không?

(ANTĐ) - Bố mẹ tôi khi qua đời có để lại tài sản nhưng không để lại di chúc. Anh em chúng tôi đã họp bàn thống nhất chia di sản thừa kế mà không yêu cầu tòa án chia tài sản thừa kế. Vậy thỏa thuận của chúng tôi có đúng luật hay không? Cách làm như thế nào để việc chia tài sản đúng luật.

Vũ Văn Lê (Thanh Oai-Hà Nội)

Trả lời: Pháp luật dân sự Việt Nam đề cao nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận, bình đẳng, thiện chí trung thực được qui định tại điều 4, 5  Bộ luật Dân sự.

Quyền tự do cam kết, thoả thuận trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự được pháp luật bảo đảm, nếu cam kết thoả thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.

Trong quan hệ dân sự, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được áp đặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản bên nào, các bên đều bình đẳng với nhau không phân biệt giới tính, giàu nghèo, tín ngưỡng, văn hóa nghề nghiệp, các bên phải thiện chí, trung thực không lừa dối nhau.

Cam kết, thoả thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên và phải được cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác tôn trọng.

Từ nguyên tắc nêu trên, các bạn có quyền thỏa thuận chia phần tài sản thừa kế.

Vì vậy gia đình bạn muốn chia phần di sản đó cần đến các phòng công chứng để làm thủ tục khai nhận thừa kế theo qui định. Sau khi thông báo công khai để những người được hưởng thừa kế di sản biết thì việc phân chia tài sản thừa kế được thực hiện. Việc thỏa thuận chia di sản thừa kế đó được lập thành văn bản có cơ quan công chứng công nhận văn bản đó có hiệu lực thi hành.

Luật sư Trương văn An

(VP Luật sư Phúc Thọ, 23 Hồ Đắc Di, Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội)