- Sốc: Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ lượng người "chưa từng có" sau đảo chính
- Các phi công đảo chính lái chiến đấu cơ F-16 đã phản loạn như thế nào?
- Sau đảo chính, Thổ Nhĩ Kỳ "gạt" Công ước nhân quyền sang một bên
Theo Bộ trưởng Celik, giới chức Thổ Nhĩ Kỳ rất chờ đợi các vị đại diện của EU đến thăm đất nước sau khi Ankara dẹp tan được âm mưu đảo chính vừa qua.
“Chúng tôi rất mong được đón các quan chức châu Âu, các vị đại diện nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu tới thăm Thổ Nhĩ Kỳ, để bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với các giá trị dân chủ mà chúng tôi chia sẻ”, ông Celik bày tỏ trong cuộc họp báo vừa diễn ra.

Mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với EU và Mỹ đang gặp trắc trở sau cuộc đảo chính bất thành
Ngoài ra, vị bộ trưởng trên không quên nhấn mạnh rằng Thổ Nhĩ Kỳ rất biết ơn tất cả đồng minh đã lên tiếng ủng hộ họ trong giai đoạn khó khăn hiện nay.
Trước đó, có nguồn tin ngoại giao nói rằng việc Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đổi hướng quan hệ trong chính sách của mình là một phần nguyên nhân dẫn tới cuộc đảo chính.
Sau thời gian căng thẳng với Nga vì vụ bắn hạ máy bay chiến đấu, Tổng thống Erdogan đã gửi lời xin lỗi chính thức để “làm lành” với Moscow. Động thái này bị cho là đã khiến nhiều nước phương Tây “ngứa mắt”, và ngầm ủng hộ quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành đảo chính.
Trong khi đó, ở chiều ngược lại, phía Nga lại phát hiện ra thông tin đảo chính chỉ vài giờ trước khi bắt đầu, và đã tích cực liên lạc với cơ quan tình báo Thổ Nhĩ Kỳ để giúp ngăn chặn vụ việc.
Cuộc đảo chính gây sửng sốt thế giới ở Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra vào hôm 15-7, do lực lượng quân đội nước này tiến hành. Dù huy động một đội quân đông đảo, cùng xe tăng, máy bay chiến đấu, trực thăng… song lực lượng đảo chính đã bị hạ gục sau đó, với hậu quả là gần 300 người chết, khoảng 2.000 người bị thương và đến 50.000 người bị xử lý kỷ luật vì nghi có liên quan tới âm mưu đảo chính.