Mục tiêu chủ yếu của Thổ Nhĩ Kỳ là để giúp hải quân nước này là tìm kiếm một phương tiện đổ bộ đáp ứng các nhu cầu tác chiến trong tương lai. Gói thầu tàu đổ bộ trực thăng của Thổ Nhĩ Kỳ bao gồm: 01 tàu đổ bộ, 04 tàu đổ bộ động cơ, 27 xe thiết giáp lưỡng thê, 02 tàu đổ bộ bộ binh, 01 tàu chỉ huy, 01 tàu đổ bộ đệm khí.
Một trong những yêu cầu bắt buộc của gói thầu này là công ty của Thổ Nhĩ Kỳ phải là nhà thầu chính, chịu trách nhiệm cho việc thiết kế, chế tạo, lắp ráp, thử nghiệm và đảm nhận việc sửa chữa, bảo dưỡng sau này.
Trong cuộc đấu thầu lô vũ khí trên, phương án liên hợp với đối tác Tây Ban Nha của Nhà máy máy đóng tàu Sedef đã đánh bại phương án thiết kế của công ty RMK và phương án thiết kế tàu đổ bộ lớp Dokdo của công ty Desan - Hàn Quốc.

Tàu sân bay trực thăng Juan Carlos I là chiến hạm hải quân lớn nhất mà Tây Ban Nha tự đóng, nó cũng được liệt vào danh sách một trong những tàu đổ bộ trực thăng (LHD) lớn nhất của NATO. Trong năm 2007, Australia đã mua hai tàu đổ bộ loại này.
Tàu có bốn nhiệm vụ chính là: vận chuyển lực lượng và chi viện cho tác chiến đổ bộ; vận chuyển lực lượng lục quân đến các chiến trường; làm chức năng của một tàu sân bay trực thăng và cứu trợ nhân đạo.
Tàu sân bay trực thăng lớp Juan Carlos có chiều dài 230m, rộng 32m, lượng giãn nước 27000 tấn. Đây là dạng tàu đổ bộ lai tàu sân bay khi tàu được thiết kế có thêm đường băng ngắn cho các máy bay cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng như AV-8 Harrier và F-35B.
Trên tàu còn được trang bị các loại trực thăng như Sea King, CH-47, NH-90. Khoang đổ bộ của tàu có thể mang theo 4 tàu đổ bộ động cơ LCM hoặc 1 tàu đổ bộ đệm khí. Thuỷ thủ đoàn trên tàu là 900 người và 1200 lính đổ bộ.