- Hà Nội: Sẽ khảo sát hài lòng người bệnh tại các bệnh viện ít nhất 3 tháng/1 lần
- Khảo sát 5.271 đơn thuốc tại bệnh viện công, phát hiện 2.060 đơn có sai sót
- Hà Nội: Thêm 29 bệnh viện bắt đầu tự chủ, chưa triển khai ki ốt lấy ý kiến người bệnh

Bệnh viện Tim Hà Nội là 1 trong 5 bệnh viện tự chủ đầu tiên của thành phố
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền vừa ký quyết định 511/QĐ-SYT giao quyền tự chủ tài chính năm 2018 (đợt 1) cho 60 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế Hà Nội.
Theo đó, ngoài 5 bệnh viện đã thực hiện tự chủ hoàn toàn trong năm 2017 (gồm: Bệnh viện Tim Hà Nội, Bệnh viện Hòe Nhai, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội) thì trong năm 2018 này, Sở Y tế giao thêm cho 13 bệnh viện xây dựng phương án tự chủ chi thường xuyên.
Cụ thể, theo Quyết định 511 của Sở Y tế Hà Nội, 18 đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạt động (đều ở khối bệnh viện) trong năm 2018 gồm: Tim Hà Nội, Phụ sản Hà Nội, Ung bướu Hà Nội, Mắt Hà Nội, Mắt Hà Đông, Da liễu Hà Nội, Việt Nam - Cu Ba, Hòe Nhai, Xanh Pôn, Thanh Nhàn, Đống Đa, Hà Đông, Vân Đình, Đức Giang, đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội, Đông Anh, Quốc Oai, Ba Vì.
Ngoài ra, 36 đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động bao gồm 3 bệnh viện là Phổi Hà Nội, Phục hồi chức năng và Bệnh viện đa khoa Mỹ Đức; 4 trung tâm chuyên khoa là Cấp cứu 115, Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội, Giám định y khoa Hà Nội, Pháp y Hà Nội; và 29 Trung tâm Y tế (trừ Trung tâm Y tế huyện Thanh Trì).
Còn lại 6 đơn vị sự nghiệp vẫn do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động, trong đó có 4 bệnh viện là: Tâm thần Hà Nội, Tâm thần Mỹ Đức, Tâm thần Ban ngày Mai Hương và Bệnh viện 09; cùng 2 trung tâm chuyên khoa là Trung tâm tư vấn dịch vụ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội; Trung tâm Y tế huyện Thanh Trì.