- TPBank chi chục triệu đô-la nâng cấp ứng dụng eBank
- HDBank đón nhận Huân chương Lao động nhân kỷ niệm 30 năm thành lập
- Siết lại các mức xử lý vi phạm trước khi giao quyền tự chủ cho các trường đại học
Những ngày qua, lực lượng CSGT toàn quốc đã xử phạt nhiều lái xe vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông theo Nghị định 100. Chỉ trong hai ngày (ngày 1 và 2-1-2020), đã có hơn 600 trường hợp bị lập biên bản, phạt tiền trên 800 triệu đồng.
Sau đó, trên mạng xã hội đã xuất hiện nhiều mánh khóe "để thoát được máy đo nồng độ cồn" được quảng cáo. Phần nhiều trong đó là các loại kẹo, thực phẩm chức năng hay thuốc… được quảng cáo chiết xuất từ tinh bột nghệ, củ sả và hương xoài thơm giúp xả nhanh lượng cồn trong cơ thể.
Trước sự nhiễu loạn thông tin mạng xã hội này, Bộ Y tế đã khẳng định, hiện tại trên thế giới chưa có sản phẩm nào chứng minh được công dụng làm hết nồng độ cồn trong máu trong tích tắc, "thổi bay" hết nồng độ cồn như quảng cáo.

Tràn lan quảng cáo "giải rượu thần tốc khử nồng độ cồn" trên mạng
Khi uống rượu, bia thì cơ thể cần có thời gian mới đào thải hết được, ví dụ nếu uống 300ml bia hoặc 30ml thì cần khoảng 1 giờ đồng hồ để đào thải. Chính vì vậy, đển giữ an toàn cho bản thân và những người xung quanh, khi đã uống rượu bia thì nhất định không nên điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Hãy nghỉ ngơi để cơ thể có thời gian đào thải cồn ra khỏi cơ thể và áp dụng những mẹo đơn giản sau đây để giải rượu bia, có nhanh hơn song không phải là "cấp tốc”.
Uống nhiều nước lọc
Tùy vào thể trạng từng người, tùy vào lượng rượu nạp vào mà thời gian đào thải cồn và phục hồi sức khỏe khác nhau. Làm loãng nồng độ cồn trong máu là cách giải rượu, bia nhanh nhất có thể áp dụng khi say.

Uống nước sẽ làm loãng nồng độ cồn trong máu
Sau khi uống rượu, bia sẽ gây mất nước toàn cơ thể và làm cổ họng bị khô, do đó phương pháp đầu tiên và tốt nhất để giải rượu là uống thật nhiều nước.
Khi uống rượu bia, nên đặt thêm một cốc nước lọc bên cạnh để uống. Trong các quán nhậu, không khó để gọi nước lọc vì vậy cách này sẽ rất tốt để làm loãng nồng độ cồn trong máu, bù nước, đào thải cồn nhanh ra khỏi cơ thể.
Nước chanh giải rượu
Ngoài uống nhiều nước thì uống nước chanh tươi cũng là phương pháp được nhiều người say rượu bia sử dụng. Trong quả chanh có vitamin C, các thành phần axit hữu cơ, khi kết hợp với chất ethanol có trong rượu sẽ tạo ra este, quá trình này giúp giảm cảm giác nôn nao, khó chịu. Uống nước chanh tươi cũng giúp bù nước do uống rượu bia, làm loãng nồng độ cồn trong máu và tăng thải độc ra cơ thể.

Nước chanh có thể giúp người say rượu bia tỉnh táo
Bên cạnh đó, nước chanh ấm với mật ong cũng giúp bù lượng nước và đường mà bạn mất đi trong khi uống rượu bia. Tuy nhiên, uống quá nhiều nước chanh cũng sẽ không tốt cho dạ dày, tá tràng.
Ngoài ra, các trái cây có chưa axit hữu cơ như cam, quýt, bưởi cũng có tác dụng tốt khi uống rượu bia.
Nước ép cà chua
Nhiều nghiên cứu chứng minh được nước ép cà chua có thể giảm nồng độ cồn trong cơ thể, hạn chế say và làm tỉnh rượu nhanh hơn.
Khi say rượu bia không chỉ gây mệt mỏi mà còn làm cho cơ thể mất đi một lượng lớn các nguyên tố kali, canxi, natri...Vì vậy, một cốc nước ép cà chua chín có thể giúp cơ thể lấy lại được các nguyên tố trên, hồi phục nhanh sức khỏe sau khi say rượu bia.
Thức ăn giúp đốt cháy cồn nhanh hơn
Trước, trong và sau khi uống rượu thì ăn rất quan trọng. Ăn trước khi uống sẽ giúp dạ dày có chất để trao đổi chất và hạn chế say rượu bia do bụng quá đói. Thức ăn cung cấp năng lượng, đồng thời hấp thụ lượng cồn còn sót lại trong cơ thể.

Các thực phẩm nên ăn khi uống rượu bia là thực phẩm chứa tinh bột và đường fructose vì chúng giúp đốt cháy cồn nhanh hơn. Cháo trắng, ăn càng nóng càng tốt giúp người say tỉnh táo và lấy lại sức nhanh.
Không nên uống các loại nước có ga, sữa và các sản phẩm từ sữa, bánh kẹo. Không dùng sữa chua để giải rượu vì dễ gây kích ứng dạ dày, dẫn đến tiêu chảy.
Tìm nơi yên tĩnh
Cồn khi vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, vì vậy tiếng ồn hay ánh sáng cường độ cao sẽ làm cơ thể mỏi mệt. Vì vậy, khi say rượu bia nên tìm nơi yên tĩnh để nghỉ ngơi, giúp cơ thể hồi phục nhanh. Cùng với chất kích thích trong rượu bia, thiếu ngủ là nguyên nhân gây cảm giác nôn nao và mệt mỏi. Lựa chọn cách uống nước và đi ngủ có thể khiến bạn cảm thấy khỏe hơn.
Tuy nhiên, các cách trên chỉ hỗ trợ làm nhanh quá trình đào thải chất độc trong rượu bia ra khỏi cơ thể và tỉnh táo hơn sau mỗi cuộc nhậu chứ không thể giải rượu trong một vài phút.

Nghị định số 100/2019 áp dụng từ ngày 1-1-2020, bất kể trường hợp nào lái ô tô, xe máy, xe đạp... có nồng độ cồn đều bị xử phạt rất nặng
Ngoài ra, các “mẹo” như đánh răng, súc miệng, nín thở, nhai kẹo cao su, hút thuốc…cũng không có tác dụng khi bị thổi nồng độ cồn. Nồng độ cồn xuất phát từ phổi, các cách trên không làm giảm nồng độ cồn trong người mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Vì vậy, một khi đã uống rượu, bia thì không nên điều khiển xe tham gia giao thông, bất kể là xe ô tô, xe máy hay xe đạp. Bởi khi say rượu bia sẽ làm giảm khả năng kiểm soát bản thân, dễ gây tai nạn giao thông và gây mất trật tự xã hội.
Do đó, cách khử nồng độ cồn hiệu quả nhất chính là “nói không với rượu, bia”.