Tại sao bạn nhìn đâu cũng thấy "kẻ thù"?

ANTD.VN - Có những người luôn luôn nhìn thấy người khác bộc lộ sự tức giận, hay thậm chí thù địch trên khuôn mặt họ, dù thực tế không phải vậy. Trong suốt vài thập kỷ qua, các nhà tâm lý học đã tìm lý do giải thích cho vấn đề này.
 

Ảnh về các biểu cảm khác nhau trong thí nghiệm của tiến sĩ Schermerhorn

Ảnh hưởng từ hoàn cảnh gia đình

Một nghiên cứu của tiến sĩ Alice Schermerohrn, nhà tâm lý học tại Đại học Vermont, Mỹ, được đăng trên Tạp chí Quan hệ xã hội và cá nhân cho biết những người lớn lên trong cảnh gia đình bất hòa, bố mẹ hay cãi vã sẽ ít có khả năng nhận biết thái độ trung lập của người khác. Điều này xảy ra có lẽ vì họ đã mất quá nhiều thời gian chỉ để quan sát những biểu hiện xung đột. 

Trong thí nghiệm của mình, Alice tập hợp 99 đứa trẻ, độ tuổi từ 9-11, sống cùng với bố mẹ đẻ. Sau khi những đứa trẻ hoàn thành bảng câu hỏi với một vài luận điểm như “Bố mẹ tôi trở nên vô cùng giận dữ khi họ tranh cãi”, bà kiểm tra  khả năng đánh giá cảm xúc của chúng qua một loạt các hình ảnh. 

Giả thuyết ban đầu của bà là những đứa trẻ sống trong gia đình có tỉ lệ xảy ra xung đột cao hơn sẽ gặp khó khăn hơn trong việc nhận biết sắc thái khuôn mặt hạnh phúc, tức giận và trung lập. Kết quả là những đứa trẻ này cũng có khả năng phân biệt giữa các biểu cảm vui vẻ, hạnh phúc và giận dữ như những đứa trẻ sống trong một gia đình bình thường khác, song lại không thể nhận biết chính xác thái độ trung lập của một người. 

Những phát hiện này dựa trên các nghiên cứu trước đây về việc các trạng thái tâm lý khác nhau như trầm cảm, lo lắng hay khó chịu có thể tác động tới cách một người nhìn nhận thái độ người khác đối với mình. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, những người có tuổi thơ bị bạo hành, bỏ rơi hay bị lạm dụng thể chất thường có xu hướng nhìn thấy sự thù địch ở người khác. Điều này dẫn đến hàng loạt các phản ứng tương tác ở mức độ tăng dần. “Nếu bạn nghĩ họ đang cáu gắt với bạn, bạn có thể sẽ đáp lại họ bằng một thái độ tương tự”, ông Abigail Marsh, giám đốc phòng nghiên cứu về Khoa học thần kinh xã hội tại Đại học     Georgetown cho biết.

Cảm xúc quyết định cách nhìn nhận thái độ của một người

Theo Tiến sĩ Marsh: “Những người mắc chứng rối loạn lo âu thường sợ hãi khi họ thấy trống rỗng, và nhầm tưởng giữa biểu hiện trung lập với thái độ giận dữ, lo sợ hay bất kì thái độ tiêu cực nào nói chung”. Sự tuyệt vọng, cũng tương tự như một chiếc kính hiển vi, lọc ra các dấu hiệu của niềm vui và hạnh phúc trong khi phóng đại các dấu hiệu buồn bã hoặc tức giận.

Melissa Brotman, nhà nghiên cứu thần kinh học lâm sàng tại Viện Sức khỏe Tâm thần, người đã xây dựng mô hình điều trị cho những đứa trẻ hay cáu kỉnh, chỉ ra rằng những đứa trẻ này có khuynh hướng nhầm tưởng thái độ trung lập là sự thù địch và vì thế, thường hay sợ hãi hơn những đứa trẻ phát triển bình thường khác. Sau khi tiến hành thí nghiệm nhỏ kéo dài 1 tuần, sử dụng một loại máy móc có thể phản hồi lại thái độ, cả các nhà nghiên cứu lẫn cha mẹ những đứa trẻ đều công nhận khuôn mặt chúng không còn biểu lộ nhiều sự thù hằn, cau có như trước và tất nhiên thái độ bọn trẻ cũng được cải thiện đáng kể.

Vậy bạn sẽ làm gì nếu bạn luôn cảm thấy bạn bè và đồng nghiệp không hài lòng về bạn? Tiến sĩ Schermerhorn nhấn mạnh rằng “chỉ bởi vì khuôn mặt một người không tràn đầy niềm vui và sự tích cực, không có nghĩa rằng họ cảm thấy điều gì không tốt về bạn. Hãy nhớ rằng, những thứ bạn đang đánh giá về thái độ một người có thể chỉ là cặp lông mày của họ. Lông mày hạ thấp hoặc dốc đứng tạo thành hình chữ V thường truyền tải sự tức giận, mặc dù trên thực tế không như vậy”.