- Rượu Cần - Nét văn hóa đặc trưng của người Mường
- Nguyên tắc vàng tránh ngộ độc rượu
- Uống rượu bao nhiêu là "vừa đủ" để không phải nhập viện?

Rượu có thể ảnh hưởng đến chu kỳ và chất lượng của giấc ngủ. Dưới đây là một số tác hại của rượu đến giấc ngủ:
Rượu có thể không được chuyển hóa trong cơ thể
Mất khoảng một giờ để rượu được tiêu hóa hoàn toàn trong cơ thể. Nếu bạn đi ngủ ngay lập tức sau khi uống rượu, rượu có thể không được chuyển hóa hết.
Giấc ngủ chập chờn
Bình thường, bạn sẽ trải qua 5-7 chu kỳ giấc ngủ một đêm, tuy nhiên, uống rượu sẽ làm giảm chỉ còn 1-2 chu kỳ. REM là giấc ngủ sâu, giúp cơ thể phục hồi, cho phép não bộ xử lý những cảm xúc, căng thẳng trong ngày. Rượu ảnh hưởng đến giấc ngủ REM, khiến bạn dễ dàng tỉnh giấc, giấc ngủ chập chờn, không sâu và có cảm giác mệt mỏi sau khi thức dậy. Sự gián đoạn trong giấc ngủ REM có thể gây buồn ngủ ban ngày, kém tập trung.
Mộng du
Mộng du, nói mơ trong khi ngủ là một tác dụng của uống rượu trước khi đi ngủ. Mộng du khi ngủ có thể gây nguy hiểm, trong khi nói mơ trong giấc ngủ có thể khiến bạn phải nói những điều mà bạn không muốn.
Ảnh hưởng đến bộ nhớ
Nếu bạn tiêu thụ quá nhiều rượu trước khi đi ngủ, bạn cũng có thể có vấn đề với bộ nhớ. Rượu làm cho bạn quên đi những điều đã xảy ra hôm trước, nhưng nó cũng có thể dẫn đến các vấn đề bộ nhớ dài hạn.
Đi tiểu suốt đêm
Rượu làm giãn nở các mạch máu trên da, làm tăng nhịp tim dẫn đến đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường, khiến bạn mất nước. Điều này có thể dẫn đến tác dụng phụ tiêu cực khác như cảm giác hôn mê. Rượu là một chất lợi tiểu, nó làm cho bạn thức dậy vào giữa đêm và phải đi tiểu nhiều. Về lâu dài, uống nhiều rượu có thể ảnh hưởng xấu đến thận.
Ngáy ngủ
Bằng cách làm giãn các cơ bắp, bao gồm cổ họng, một người say rượu có thể ngáy to khi ngủ. Ngoài ra, rượu cũng có nhiều khả năng gây ra các vấn đề mộng du, nói mơ khi ngủ và bộ nhớ suy giảm.
Thức dậy sớm
Khi ảnh hưởng của rượu giảm, hệ thống thần kinh sẽ được kích hoạt và đánh thức bạn dậy sớm hơn thường ngày.
Nhịp tim bất thường
Rượu làm cho các mạch máu ngoại biên thư giãn cho phép máu chảy nhiều hơn qua da và các mô để duy trì lưu lượng máu đến các cơ quan, tăng nhịp tim. Ngủ trong lúc say rượu có thể khiến nhịp tim và hệ thống thần kinh hoạt động nhiều hơn so với bình thường. Thông thường, nhịp tim và huyết áp chỉ tăng sau giấc ngủ sâu, nhưng rượu làm rối loạn dòng chảy của quá trình tự nhiên này.