Sửa luật phải giảm được bức xúc

(ANTĐ) - Ngày 15-8, ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục. Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Thiện Nhân, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục được xuất phát từ những đòi hỏi khách quan và tạo cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn đề thực sự bức xúc trong thực tiễn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Luật Giáo dục

Sửa luật phải giảm được bức xúc

(ANTĐ) - Ngày 15-8, ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục. Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Thiện Nhân, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục được xuất phát từ những đòi hỏi khách quan và tạo cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn đề thực sự bức xúc trong thực tiễn.

Chưa “đụng” tới những mảng “nóng” nhất

Theo báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án luật trên của ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng (VHGDTNTN&NĐ) nhận xét: “Một số vấn đề vướng mắc trong thực tiễn khi thực hiện Luật Giáo dục năm 2005 chưa được tháo gỡ. Hầu hết các nội dung trong Tờ trình của Chính phủ tuy rất đáng được sửa đổi, bổ sung nhưng chưa thực sự cấp thiết”. Chủ nhiệm ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Văn Thuận đồng tình: “Những nội dung này là quan trọng nhưng chưa phải là bức xúc nhất”. Theo ông Nguyễn Văn Thuận và ông Trần Đình Đàn - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, hai vấn đề bức xúc lâu nay mà cử tri và ĐBQH “kêu” nhiều là việc tổ chức thực hiện chương trình nội dung như thế nào để không tạo sức ép, quá tải trong chương trình học phổ thông; thi cử, thi theo cụm, theo trường như thế nào để không lãng phí sức người, sức của thì dự luật chưa giải quyết được.

Chủ nhiệm ủy ban VHGDTNTN&NĐ Đào Trọng Thi bổ sung: “Một trong những vấn đề hết sức quan trọng được dư luận quan tâm và có nhiều ý kiến trao đổi trong thời gian qua, đó là việc xây dựng chương trình, sách giáo khoa còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa tạo được sự đồng thuận và tin tưởng trong xã hội. Việc biên soạn, in và phát hành sách giáo khoa còn mang tính độc quyền”…Do đó, Thường trực ủy ban VHGDTNTN&NĐ đề nghị, dự án Luật cần có được phương án tốt nhất để giải quyết bức xúc trên của thực tiễn, cần nghiên cứu bổ sung các quy định cơ bản về chương trình, tiêu chuẩn sách giáo khoa.

Ngăn chặn thu phí tùy tiện

Khoản 1 Điều 51 của Luật Giáo dục hiện hành quy định: “Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với trường Đại học”. Dự thảo luật sửa đổi theo hướng giao thẩm quyền này cho Bộ GD-ĐT. Chủ nhiệm ủy ban VHGDTNTN&NĐ Đào Trọng Thi cho biết, đa số các ý kiến trong Thường trực ủy ban không tán thành với việc sửa đổi này bởi việc thành lập trường đại học liên quan đến chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển giáo dục và đào tạo quốc gia, nhất là chủ trương xây dựng một số trường đại học trọng điểm đạt trình độ khu vực, quốc tế. Mặt khác, tình trạng phát triển ồ ạt các trường đại học không hội đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo trong thời gian qua, đang làm dư luận xã hội rất lo ngại. Nếu phân cấp mà không có những biện pháp mạnh mẽ, thắt chặt các điều kiện thành lập trường, thì e rằng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng này.

Thêm một điểm đáng quan tâm khác là dự thảo luật bổ sung quy định về việc

Ngày 15-8, phiên họp thứ 22 của UBTVQH đã bế mạc sau 5 ngày làm việc. Tại phiên họp này, UBTVQH đã cho ý kiến vào một số dự án: Luật Viễn thông; Luật Tần số vô tuyến điện; Luật Cơ yếu; Luật Khám bệnh, chữa bệnh... Bên cạnh công tác xây dựng pháp luật, đã có 2 Bộ trưởng (Bộ GT-VT và Bộ TT-TT) trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội tại phiên họp.

công khai tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Khoản 1, Điều 58 Dự luật ghi: “Công bố công khai mục tiêu, chương trình giáo dục, nguồn lực và tài chính kết quả kiểm định chất lượng giáo dục…”. ủy ban VHGDTNTN&NĐ đề nghị, phải làm rõ hơn khái niệm về “học phí” tại Điều 105 để khỏi nhầm lẫn giữa học phí, phí dịch vụ và các loại quỹ trong nhà trường, dẫn đến tình trạng thu tùy tiện ở một số cơ sở giáo dục.

Hai nội dung khác cũng được sửa đổi là thay đổi chính sách miễn học phí cho học sinh, sinh viên sư phạm bằng chính sách vay tín dụng ưu đãi và phổ cập giáo dục. Luật hiện hành quy định “Giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở là các cấp học phổ cập”. Dự thảo sửa đổi, bổ sung “phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi”. Một số thành viên UBTVQH cho rằng, để “phổ cập”, phải trả lời cụ thể trước mắt bài toán về đội ngũ giáo viên, giáo trình, cơ sở vật chất trường lớp, cơ chế, ngân sách tiền lương bởi ở các xã vùng sâu, vùng xa, tỷ lệ trẻ em đến trường còn thấp, đội ngũ giáo viên rất thiếu... 

Chính Trung