Sự cần thiết phải đăng ký sim chính chủ để thực hiện các dịch vụ công trực tuyến

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN -  Để giao dịch hành chính không cần mang theo CCCD và các loại giấy tờ khác, chỉ cần mang theo điện thoại, người dân đến trụ sở CAP để được kích hoạt số định danh điện tử.

Trung tá Nguyễn Quang Chung, Trưởng Công an phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội thông tin, kể từ khi đề án 06 của Chính phủ được triển khai CAP đã chủ động tuyên truyền thông qua các nhóm Zalo, hệ thống loa đài di động mời nhân dân có hộ khẩu thường trú hoặc đã đăng ký tạm trú tại địa bàn phường Mễ Trì đến trụ sở Công an phường tiến hành cấp số định danh điện tử trong tất cả các ngày trong tuần từ 8h đến 22h.

Chỉ cần có CCCD gắn chip và một chiếc điện thoại có sim chính chủ, công dân có thể xác thực định danh điện tử để không phải mang theo giấy tờ khi giao dịch hành chính

Chỉ cần có CCCD gắn chip và một chiếc điện thoại có sim chính chủ, công dân có thể xác thực định danh điện tử để không phải mang theo giấy tờ khi giao dịch hành chính

“Mỗi công dân khi xác thực định danh điện tử bắt buộc cần có CCCD gắn chip và số điện thoại di động sử dụng thường xuyên cùng các loại giấy tờ khác nếu có như mã số thuế; mã số BHXH, BHYT; giấy phép lái xe; đăng ký xe chính chủ” - chỉ huy CAP Mễ Trì thông tin.

Theo chỉ huy Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội CATP Hà Nội, việc cấp số định danh điện tử sẽ mang lại nhiều lợi ích cho công dân. Công dân khi thực hiện các dịch vụ công sẽ tự điền thông tin vào các biểu mẫu đăng ký mà không phải khai báo, điền thông tin nhiều lần giúp tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí cho các loại biểu mẫu kê khai…

Công dân có thể cung cấp, chia sẻ thông tin của mình với bên thứ 3 thông qua quét mã QR code hoặc có thể thay thế CCCD vật lý và các loại giấy tờ mà công dân đăng ký tích hợp hiển thị trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia như: Giấy phép lái xe, đăng ký xe, thẻ bảo hiểm y tế, mã số thuế…

Ngoài ra, công dân có thể thực hiện các giao dịch tài chính như thanh toán hóa đơn điện, nước, đóng bảo hiểm xã hội, y tế, chuyển tiền…

“Số định danh điện tử hoàn toàn bảo mật thông tin công dân, không thể giả mạo, chính xác và duy nhất do thông tin được xác thực từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư” - chỉ huy Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH đánh giá.

Chỉ với ít phút xác thực định danh điện tử, công dân có thể tích hợp được nhiều thông tin vào tài khoản điện tử

Chỉ với ít phút xác thực định danh điện tử, công dân có thể tích hợp được nhiều thông tin vào tài khoản điện tử

Theo Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia, Bộ Thông tin truyền thông, định danh và xác thực điện tử được sử dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực, với các mức độ bảo đảm an toàn khác nhau. Ví dụ, khi người sử dụng đăng nhập mạng xã hội Facebook hoặc thư điện tử Gmail thì các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài (Facebook, Google) đều yêu cầu định danh người sử dụng thông qua các thông tin đã cung cấp khi đăng ký tài khoản… Dẫn chứng như vậy để hiểu rằng, khi tham gia sử dụng các dịch vụ qua mạng, nhà cung cấp (cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp) đều yêu cầu người dùng phải đăng ký định danh và xác thực điện tử.

Đối với các giao dịch điện tử giữa cá nhân, tổ chức với cơ quan Nhà nước, định danh và xác thực điện tử giúp tạo ra sự tin tưởng giữa các bên tham gia khi biết chắc chắn cá nhân, tổ chức đang giao dịch với mình là ai, là tổ chức nào. Vì vậy, định danh và xác thực điện tử bảo đảm an toàn, tin cậy là cơ sở để thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, giúp cá nhân, tổ chức có thể thực hiện dịch vụ công mà không cần trực tiếp đến cơ quan cung cấp dịch vụ.

Trong thời đại công nghệ số đang bùng nổ trên toàn cầu, định danh và xác thực điện tử là nội dung mang tính cần thiết và cấp bách yêu cầu cần phải khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện, từ đó thúc đẩy tính tin cậy của các giao dịch điện tử mà đặc biệt là dịch vụ công trực tuyến.