- Uống nước lạnh thế nào mới tốt?
- Khản tiếng, mất giọng: Đừng chủ quan
- Tại sao không nên uống nước sau khi ăn?
Việc uống nước lạnh khi nắng nóng không có tác dụng giảm nhiệt cơ thể
Ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa
Nước lạnh làm co mạch máu, vì thế làm hạn chế quá trình tiêu hóa và ngăn cản hấp thu các chất dinh dưỡng khi tiêu hóa do thay vì tập trung cho tiêu hóa, cơ thể lại phải chuyển sang điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp. Nếu uống nước lạnh ngay sau bữa ăn, nhiệt độ lạnh khiến cơ thể khó phân hủy các chất béo.
Sốc nhiệt
Khi tập luyện, rất nhiều nhiệt lượng được tạo ra, nếu uống nước lạnh ngay thì sự chênh lệch nhiệt độ có thể tác động vào hệ tiêu hóa. Một số người bị đau dạ dày mãn tính vì uống nước lạnh sau khi hoạt động vì nước lạnh gây sốc nhiệt cho cơ thể.
Mất năng lượng
Nhiệt độ bình thường của cơ thể là 37 độ C. Vì vậy, khi uống nước đá, cơ thể cần tiêu hao năng lượng để làm ấm nhiệt độ. Điều này khiến bạn mệt mỏi, không còn năng lượng.
Chậm nhịp tim
Uống nước lạnh có thể làm giảm nhịp tim. Nó tác động và kích thích dây thần kinh phế vị, tạo thành một phần quan trọng trong hệ thống thần kinh tự trị của cơ thể. Khi hệ thống thần kinh này bị ức chế, nó sẽ gây suy giảm nhịp tim.
Ảnh hưởng tuần hoàn máu
Trong khi nước ấm kích thích dòng chảy máu lưu thông hiệu quả, thì nước lạnh lại cản trở các tĩnh mạch. Điều này có thể làm tăng huyết áp, nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Đau cổ họng
Uống nước lạnh sẽ làm tăng nguy cơ bị đau họng, sổ mũi. Uống nước lạnh, đặc biệt là sau bữa ăn, sẽ làm tăng tích tụ chất nhầy trên niêm mạc hệ hô hấp nhằm tạo lớp bảo vệ đường hô hấp. Khi đường hô hấp bị tắc nghẽn, dễ dẫn đến viêm nhiễm.
Gây đau đầu, đau bụng
Theo một nghiên cứu năm 2001, uống nước lạnh có thể kích hoạt cơn đau nửa đầu ở những người dễ bị đau nửa đầu. Bên cạnh đó, khi uống đồ lạnh trong khi ăn, nhiệt độ lạnh sẽ làm các chất béo từ thức ăn đông lại, cơ thể sẽ khó tiêu hóa, gây đầy bụng, khó chịu.
Suy yếu hệ miễn dịch
Uống nước lạnh sau bữa ăn còn tạo ra chất nhầy dư thừa trong cơ thể, từ đó làm giảm chức năng hệ miễn dịch, tăng nguy cơ bị cảm lạnh và các bệnh khác. Bên cạnh đó, nếu bạn đang điều trị cảm hoặc cúm, uống nước lạnh có thể khiến tình trạng mũi tồi tệ hơn.
Một số đối tượng không nên uống nước đá lạnh
Trẻ em. Đường ruột và dạ dày của trẻ nhỏ phát triển chưa hoàn thiện, uống đồ lạnh sẽ gây ra một số chứng bệnh như tiêu chảy, đau bụng, đau họng, ho… hơn nữa còn dễ gây bệnh viêm họng cấp tính, bệnh đường ruột…
Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt uống nhiều đồ lạnh sẽ khiến các mạch máu nhỏ ở khoang chậu co lại, từ đó phát sinh các hiện tượng như đau bụng kinh, kiệt sức, cho nên cần phải hạn chế dùng đồ uống lạnh.
Phụ nữ mang thai và những người cao tuổi chức năng tiêu hóa bị giảm sút, nếu uống nhiều nước lạnh, nhẹ thì sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, có thể gây ra một số bệnh về đường ruột.
Người bị bệnh về tiêu hóa như loét dạ dày cấp tính, viêm đường ruột cấp tính… nếu uống nước lạnh hoặc dùng đồ uống lạnh sẽ làm cho các vi mạch máu trong dạ dày, ruột co thắt lại, dẫn đến niêm mạc thiếu máu, làm giảm chức năng tiêu hóa và khả năng sát khuẩn của dạ dày.
Người bị bệnh về tim mạch. Khi một lượng lớn đồ uống qua đường tiêu hóa thức ăn xuống dạ dày, có thể dẫn đến co thắt các động mạch ở xung quanh, dẫn đến rối loạn nhịp tim, cao huyết áp, đau cơ tim.
Người bị sâu răng khi ăn uống đồ lạnh sẽ làm cho răng bị đau buốt hơn, đồng thời làm giảm sức kháng bệnh của răng dễ gây ra các bệnh răng miệng khác.