- Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài chưa đạt 50% kế hoạch trong 9 tháng
- Nhiều cơ hội sang Nhật Bản làm điều dưỡng, lương hấp dẫn
Thị trường trọng điểm dần trở lại bình thường trở lại |
Sau hơn 2 năm bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh Covid-19, thời điểm này, thị trường xuất khẩu lao động đang từng bước phục hồi.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), trước đây, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên ở Việt Nam và các thị trường tiếp nhận lao động có những chính sách thắt chặt phòng chống sự lây lan của dịch bệnh.
Do đó, số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài trong giai đoạn 2020 – 2021 chưa đạt được chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Năm 2022, các thị trường mở lại thì việc thực hiện kế hoạch đưa 90.000 người lao động đi làm việc ở nước ngoài là có cơ sở và khả thi.
Theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước, trong quý I/2022, thị trường xuất khẩu lao động có nhiều dấu hiệu khởi sắc, Việt Nam đã đưa gần 2.500 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Việc tiếp nhận lao động Việt Nam tại 3 thị trường lớn là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) đã trở lại bình thường. Cục Quản lý Lao động ngoài nước cũng đang từng bước mở rộng những thị trường mới, thị trường tiềm năng như châu Âu, Australia, Đức.
Mới đây, Chính phủ đã đồng ý tiếp tục thí điểm đưa người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc và giao cho các địa phương thực hiện, trên cơ sở hợp tác giữa các địa phương Việt Nam với các địa phương Hàn Quốc trong thời hạn 3 tháng hoặc 5 tháng theo visa C-4 hoặc E-8.
Trên cơ sở đó, Bộ LĐ-TB&XH đã xin ý kiến các bộ ngành để có văn bản hướng dẫn chung cho địa phương từ đàm phán, trao đổi, ký kết hợp đồng cũng như tổ chức, đào tạo, quản lý người lao động, các biện pháp ngăn cản người lao động vi phạm hợp đồng như tự ý ở lại Hàn Quốc.
Theo, ông Nguyễn Gia Liêm, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, hậu Covid-19, kinh tế trên thế giới sẽ có sự phục hồi mạnh mẽ, nhu cầu tiếp nhận lao động sẽ gia tăng và đây chính là thời cơ thuận lợi để tăng cường đưa lao động đi làm việc ở các thị trường này.
Để có được nguồn nhân lực chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu của các thị trường khó tính, các doanh nghiệp cần phải đào tạo, trang bị kiến thức cho người lao động trước khi xuất cảnh. Đặc biệt, cần chú trọng đào tạo ngoại ngữ, đào tạo nghề và trang bị kỹ năng mềm cho người lao động.