- Chiến lược phòng thủ tên lửa 2019 của Mỹ: Khuấy động một cuộc chạy đua vũ trang mới
- Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đúng khi không 'động thủ' với Iran vào phút chót?
- Lãnh đạo IRGC: Không một quốc gia nào dám chống lại Mỹ ngoại trừ Iran
Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức đã công bố số liệu cho thấy khối lượng giao thương giữa Iran và Đức đã sụp đổ 48% kể từ tháng 1 đến tháng 4 so với cùng kỳ năm 2018 và chỉ đạt 529 triệu euro. Theo nhận định của một số cơ quan ngôn luận và các tập đoàn truyền thông của Đức, nhiều công ty Đức muốn tuân thủ các lệnh trừng phạt của Mỹ, vì sợ rằng sẽ mất cơ hội thâm nhập vào thị trường Mỹ.
Rạn nứt trong thương mại Iran - Đức
Theo báo cáo, các lệnh trừng phạt ảnh hưởng nhiều nhất đến ngành kỹ thuật cơ khí của Đức. Ngành này đứng đầu danh sách với 41% thị phần xuất khẩu, tiếp theo là ngành hóa chất với 24% và xuất khẩu thực phẩm với 13%. Đồng thời, nhập khẩu từ Iran sang Đức giảm 39% xuống còn 80 triệu euro so với cùng kỳ năm nay. Thị phần xuất khẩu lớn nhất của Iran sang Đức bao gồm thực phẩm và tài nguyên thiên nhiên.
Khi Mỹ rút khỏi Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA), bất chấp sự phản đối kiên quyết của EU và Nga, họ đã áp đặt lại các lệnh trừng phạt đối với Iran vào năm ngoái và cũng đe dọa trừng phạt các công ty làm ăn với Iran. Điều này đã khiến nhiều công ty cắt đứt quan hệ với nước Cộng hòa Hồi giáo này. Tuy nhiên, các chính phủ châu Âu đã và đang cố gắng bảo vệ các doanh nghiệp của họ khỏi áp lực trừng phạt và duy trì thương mại với Iran, bằng cách níu kéo Iran tuân thủ các điều kiện của thỏa thuận hạt nhân 2015 bất chấp việc Mỹ đã phá nát nó.
Để tạo thuận lợi cho thương mại với Iran khi đối mặt với các lệnh trừng phạt của Mỹ, Pháp, Đức và Vương quốc Anh đã đưa ra một công cụ thanh toán thay thế, có tên INSTEX vào năm tháng trước. Iran đã nhiều lần chỉ trích công cụ này là một biện pháp yếu kém với năng lực hạn chế. Các nước EU đã nói rằng cơ chế này sẽ đối phó với tình trạng thiếu hụt lương thực, thực phẩm và thuốc men, trong khi Tehran lại muốn tìm kiếm cơ hội mua bán dầu mỏ.

Công cụ thanh toán INSTEX mà EU đưa ra để đối phó với tình trạng thiếu hụt lương thực, thực phẩm và thuốc men, trong khi Tehran lại muốn tìm kiếm cơ hội mua bán dầu mỏ
Iran gần đây đã thông báo cho các bên còn lại của thỏa thuận hạt nhân năm 2015 gồm Pháp, Đức, Anh, Trung Quốc, Nga và Liên minh châu Âu - về quyết định từ bỏ một số cam kết tự nguyện đối với thỏa thuận này và cho châu Âu thời hạn 60 ngày để đảm bảo lợi ích của Iran như thỏa thuận đã ký. Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Hồi giáo Iran đã tuyên bố sẽ thực hiện những bước đi mạnh mẽ khác để loại bỏ nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận hạt nhân đã ký, nếu Châu Âu không đáp ứng được yêu cầu của họ.