Kiên trì vận động, thuyết phục đến trước “giờ G”
Cụ thể hóa quyết tâm ấy, quận Hà Đông đã ban hành quyết định về việc phê duyệt Phương án cưỡng chế thu hồi đất (đợt 3), đối với 33 hộ gia đình, cá nhân thuộc địa bàn các phường Quang Trung, Hà Cầu. “Thời điểm tiến hành cưỡng chế được ấn định bắt đầu ngày 18-9. Song quan điểm của lãnh đạo quận là tiếp tục, kiên trì vận động, tuyên truyền đến trước “giờ G”, để người dân hiểu, đồng thuận với chủ trương của thành phố, tất cả vì lợi ích cộng đồng. Một vấn đề hết sức quan trọng là thời gian qua, lãnh đạo quận và các sở, ngành chức năng của thành phố đã chủ động gặp gỡ, đối thoại với người dân. Có thể khẳng định, những chính sách, chế độ đã được vận dụng tối đa, theo đúng quy định pháp luật”, đồng chí Phạm Văn Chiến chia sẻ.
Lãnh đạo quận Hà Đông và các sở, ngành đối thoại với các tổ chức, cá nhân có đất, công trình nhà ở trong phạm vi dự án |
Dự án Cải thiện hệ thống tiêu nước khu vực phía Tây thành phố Hà Nội là dự án trọng điểm của Thành phố, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tiêu thoát nước cho toàn bộ khu vực phía Tây Thành phố, đặc biệt trong những ngày mưa bão, úng ngập.
Đây là dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 1834/QĐ-UBND ngày 23/02/2013, điều chỉnh, gia hạn nhiều lần do chưa hoàn thành công tác GPMB.
Mới đây nhất, lãnh đạo Thành phố đã chỉ đạo UBND quận Hà Đông phải hoàn thành toàn bộ công tác GPMB, bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư trong tháng 10-2024, để thi công đầu tư xây dựng theo thiết kế, đưa vào sử dụng trong năm 2025.
Lắng nghe, giải đáp mọi kiến nghị của công dân
Quá trình triển khai công tác GPMB, UBND quận Hà Đông đã chỉ đạo các phòng ban đơn vị quận, UBND các phường thực hiện đầy đủ, đúng trình tự, thủ tục theo quy định; thận trọng rà soát kỹ hồ sơ quản lý đất đai lưu trữ các thời kỳ, thu thập tài liệu do người bị thu hồi đất cung cấp, tổ chức hội nghị lấy ý kiến, xác minh làm rõ các nội dung liên quan để làm cơ sở xây dựng phương án BTHT TĐC theo quy định.
Với 10 tổ máy, công suất 120 m3/s, đây là trạm có công suất thoát lũ lớn nhất Hà Nội, có nhiệm vụ tiêu cho 6.300ha sản xuất nông nghiệp, dân sinh thuộc các quận, huyện: Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Thanh Xuân, Hoài Đức... |
Khi có vướng mắc phát sinh (nhất là về xác định nguồn gốc đất, điều kiện được bồi thường, hỗ trợ), UBND quận đã kịp thời tổng hợp báo cáo UBND Thành phố và các Sở ngành, tổ chức các hội nghị làm việc với các Sở ngành Thành phố để đề xuất, xin ý kiến hướng dẫn tháo gỡ.
Căn cứ quy định của pháp luật, trên cơ sở các văn bản chỉ đạo UBND Thành phố, hướng dẫn của các sở ngành, hồ sơ tài liệu liên quan đến từng hộ, UBND quận đã ban hành quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án Bồi thường hỗ trợ tái định cư theo đúng quy định.
Đặc biệt, thời gian qua, Chủ tịch UBND quận, các đồng chí lãnh đạo quận và các phòng ban chuyên môn quận, Đảng ủy, UBND, UBMTTQ phường đã tổ chức tiếp xúc, gặp gỡ, trả lời các thắc mắc của người dân, giải thích chế độ chính sách BTHT TĐC, tuyên truyền vận động các hộ chấp hành quyết định thu hồi đất.
Đối với các kiến nghị của các hộ dân, UBND quận đã tổng hợp báo cáo đề xuất UBND Thành phố xem xét. Các hộ không đủ điều kiện bồi thường về đất nhưng đã sử dụng trước ngày 01/7/2004, phải di chuyển chỗ ở, đủ điều kiện được mua nhà chung cư, đã được UBND Thành phố bố trí quỹ nhà tại quận Cầu Giấy để tái định cư;
Đối với các hộ không đủ điều kiện được mua căn hộ chung cư, UBND Thành phố đã cho phép quận Hà Đông hỗ trợ tiền thuê nhà cho các hộ trong thời gian 6 tháng (mỗi nhân khẩu 1 triệu/tháng, mỗi hộ không quá 4 nhân khẩu); UBND các phường đã tìm và giới thiệu địa điểm thuê nhà để đảm bảo chỗ ở cho từng hộ khi Nhà nước thu hồi đất.
Trở lại vấn đề liên quan đến việc tổ chức cưỡng chế đợt 3 đối với 32 hộ; trong số các hộ bị cưỡng chế, một số hộ có đơn khiếu nại đối với quyết định phê duyệt phương án BTHT TĐC đã được Chủ tịch UBND quận giải quyết lần 1; Chủ tịch UBND Thành phố đã giao Thanh tra Thành phố xác minh kỹ lưỡng về nguồn gốc, quá trình sử dụng đất và việc áp dụng chế độ chính sách theo quy định, nhưng do các hộ sử dụng đất có nguồn gốc là đất hành lang bảo vệ kênh La Khê, đất công, không có giấy tờ sử dụng đất hợp pháp, không có tài liệu chứng minh nên không có có sở xem xét, điều chỉnh phương án BTHT TĐC.
Trong buổi làm việc với PV ANTĐ ngày 16-9, đại diện UBND quận Hà Đông cho biết, nhiều trong số 32 hộ trong diện cưỡng chế ngày 18-9, đã đồng thuận bàn giao mặt bằng, nhận hỗ trợ, đền bù.