- Chứng minh nhân dân có còn hiệu lực khi đã định cư ở nước ngoài?
- Trách nhiệm liên đới khi công chứng viên công chứng nhầm “sổ đỏ” giả
- Đối tượng đánh nữ sinh ở Bình Dương sau va chạm giao thông sẽ bị xử lý ra sao?
![]() |
Pháp luật không yêu cầu người sử dụng lao động bắt buộc phải thưởng Tết (Ảnh minh họa) |
Luật sư Lê Hồng Vân trả lời:
Điều 104, Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2021 nêu rõ, thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc, sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Như vậy, pháp luật không yêu cầu người sử dụng lao động bắt buộc phải thưởng Tết, thưởng vào các ngày lễ khác… cho người lao động. Đồng thời cho phép người sử dụng lao động có thể thưởng cho người lao động không chỉ bằng tiền, mà có thể bằng hiện vật như chính hàng hóa, dịch vụ của công ty hoặc thưởng bằng các hình thức khác như phiếu mua hàng giảm giá, chuyến du lịch…
Đối chiếu quy định trên, việc thưởng Tết của công ty bạn sẽ dựa vào kết quả sản xuất kinh doanh năm nay của công ty, mức độ hoàn thành công việc của người lao động và quy chế thưởng do công ty ban hành.
![]() |
Luật sư Lê Hồng Vân (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) |
Nếu quy chế thưởng không quy định phải làm việc trọn năm mới được thưởng tết mà chỉ quy định người lao động có thâm niên từ 2 năm đáp ứng quy định về hiệu suất công việc thì trường hợp người lao động làm việc tuy chưa hết năm nhưng đạt được hiệu suất tốt, có đóng góp lớn vào sự tăng trưởng của công ty, đảm bảo yêu cầu thâm niên thì bạn sẽ được thưởng Tết.
Còn nếu quy chế thưởng từ đầu năm đã đặt ra yêu cầu người lao động phải làm đủ 12 tháng trong năm và làm việc từ đủ 2 năm trở lên mới được xem xét thưởng tết Âm lịch thì bạn sẽ không được thưởng.