Quy định mới nhất về thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân trong lĩnh vực môi trường

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Nghị định  55/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định mức phạt chỉ từ 150.000 - 250.000 đồng đối với cá nhân có hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng (trong khi đó mức phạt hiện hành là từ 1-3 triệu đồng).

Điểm a khoản 18 Điều 1 Nghị định 55 sửa đổi khoản 1 Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP nêu rõ, phạt tiền từ 100.000 - 150.000 đồng với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng (hiện nay phạt từ 500.000 - 1 triệu đồng).

Cá nhân vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt, đổ nước thải không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng bị phạt từ 500.000 - 1 triệu đồng (hiện nay từ 3 - 5 triệu đồng).

Mức phạt từ 1-2 triệu đồng được áp dụng với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt, trên vỉa hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt, đổ nước thải không đúng nơi quy định trên vỉa hè, lòng đường phố (hiện nay từ 5 - 7 triệu đồng).

Mức phạt đối với người tiểu bậy nơi công cộng giảm mạnh từ 10-7

Mức phạt đối với người tiểu bậy nơi công cộng giảm mạnh từ 10-7

Về thẩm quyền xử phạt, Nghị định 55 nêu rõ, chiến sỹ CAND đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 500.000 đồng. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 1,5 triệu đồng.

Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 2,5 triệu đồng; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 2,5 triệu đồng;

Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh (phòng Cảnh sát môi trường và phòng Quản lý xuất nhập cảnh) đang thi hành công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 25 triệu đồng;Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn thuộc thẩm quyền; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 25 triệu đồng…

Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền: Phạt tiền đến 50 triệu đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50 triệu đồng…

Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh đang thi hành công vụ có quyền: Phạt tiền đến 1 tỷ đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm theo quy định…

Ngoài phạt tiền, Nghị định 55 còn bổ sung các biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc di dời dự án, cơ sở đến địa điểm phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Buộc rà soát, cải tạo công trình xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định;

Buộc phải lắp đặt thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục hoặc thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục theo quy định trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

Buộc lập đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường gửi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận theo quy định; Buộc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án cải tạo, nâng cấp, bổ sung các công trình bảo vệ môi trường trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đúng quy định; Buộc tháo dỡ công trình, thiết bị được xây lắp trái quy định...