Công an Hà Nội:

Quan tâm công tác quản lý, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Thời gian qua, CATP Hà Nội luôn chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng làm tốt công tác quản lý, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù.

Bài 1: Tình hình công tác tái hòa nhập cộng đồng…

Cơ quan thi hành án hình sự các cấp trong CATP và lực lượng Công an xã đã chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương có kế hoạch chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương phối hợp trong công tác quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành án hình sự tại cộng đồng và người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng (THNCĐ) với tổng số là 17.985 người (tính đến ngày 15/6/2023); trong đó xác định rõ, cụ thể nhiệm vụ, nội dung công việc, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, đồng thời đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa các cơ quan chức năng trong việc tiếp nhận, quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành án hình sự tại cộng đồng và người chấp hành xong án phạt tù THNCĐ.

CAQ Hà Đông từng tốc chức hội nghị đối thoại, lắng nghe ý kiến của những người có quá khứ lỗi lầm

CAQ Hà Đông từng tốc chức hội nghị đối thoại, lắng nghe ý kiến của những người có quá khứ lỗi lầm

Bên cạnh đó, các đơn vị trong CATP đã phối hợp chặt chẽ với các cơ tổ chức, đơn vị có liên quan tổ chức công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về công tác THNCĐ đến đông đảo quần chúng nhân dân, các ban, ngành, đoàn thể bằng nhiều hình thức, loại hình cụ thể như đài phát thanh, bảo chí, hội nghị...qua đó làm thay đổi cơ bản nhận thức cơ bản của các cấp, các ngành về vai trò, tầm quan trọng của công tác THNCĐ; nêu cao tinh thần, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với người chấp hành xong án phạt tù về cư trú tại địa phương chấp hành nghiêm túc các quy định pháp luật và thực hiện tốt nghĩa vụ của công dân, phấn đấu hướng thiện để trở thành người công dân có ích cho gia đình và xã hội.

Đặc biệt, CATP đã chỉ đạo các đơn vị tổ chức thực hiện nghiêm túc, cỏ hiệu quả Hướng dẫn số 96/HD-C11-P10 ngày 19/5/2020 của cục nghiệp vụ Bộ Công an về công tác điều tra cơ bản hệ loại đối tượng cần thiết tổ chức công tác tái hòa nhập cộng đồng sau khi chấp hành xong án phạt tù.

Cơ quan THAHS Công an cấp huyện đã tổ chức điều tra cơ bản, phân loại theo các nhóm và áp dụng các biện pháp phù hợp để quản lý đối tượng áp ứng về yêu cầu cầu pháp luật và yêu cầu nghiệp vụ.

CATP cũng rất chú trọng công tác đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ pháp luật, nghiệp vụ cho lực lượng trực tiếp thực hiện công tác THNCĐ, đã tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, chiến sĩ tham gia các lớp tập huấn do cục nghiệp vụ Bộ Công an tổ chức. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện đã chủ động nghiên cứu tài liệu, phối hợp với các cục nghiệp vụ, Học viện Cảnh sát nhân dân tổ chức tập huấn cho cán bộ, chiến sĩ và Ủy ban nhân dân cấp xã. Riêng trong năm 2022, CATP đã phối hợp với cục nghiệp vụ Bộ Công an tổ chức 10 lớp tập huấn pháp luật và nghiệp vụ về công tác Thi hành án hình sự tại cộng đồng và tái hòa nhập cộng đồng cho 2.550 cán bộ thuộc Cơ quan THAHS Công an cấp huyện, Công an cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp xã và các phòng nghiệp vụ có liên quan thuộc CATP.

CATP đã tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, thực chất việc điều tra, đánh giá tình hình người chấp hành xong án phạt tù về cư trú trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2012 đến năm 2022 theo Kế hoạch số 454/KH-BCA-C11 ngày 20/9/2022 của Bộ Công an về điều tra, đánh giá tình hình người chấp hành xong án phạt tù về cư trú ở địa phương.

Có thể khẳng định, công tác tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn Thành phố về cơ bản đã được các đơn vị tổ chức thực hiện nghiêm túc, đúng quy định pháp luật. Số người trong diện cần thiết tổ chức công tác tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn Thành phố cơ bản đã chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật, quy định của địa phương và nghĩa vụ của người chấp hành án.

Trong thời gian qua, lực lượng Công an các cấp thuộc Thành phố Hà Nội đã chủ động, tích cực thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tái hòa nhập cộng đồng. Qua đó, công tác xây dựng và nhân rộng các mô hình điển hình, tiên tiến về tái hòa nhập cộng đồng bước đầu đạt được một số kết quả đáng khích lệ, đã xây dựng được 10 mô hình điển hình, trong đó có 3 mô hình tiêu biểu gồm: (1) Mô hình “Tổ giúp đỡ người tái hòa nhập cộng đồng” trên địa bàn huyện Hoài Đức, đã tạo điều kiện giúp đỡ 7 người chấp xong án phạt tù về địa phương có công ăn, việc làm ổn định; (2) Mô hình “Tổ xe ôm tự quản” trên địa bàn xã Kim Chung, huyện Đông Anh ưu tiên những người chấp hành xong án phạt tù tham gia; (3) Mô hình “Tự phòng, tự quản về an ninh, trật tự” của Công an quận Hai Bà Trưng đã lồng ghép thực hiện tốt chính sách đối với người chấp hành xong án phạt tù.

(còn tiếp)