“Quái vật cua" khổng lồ dưới đáy biển Nam Cực

ANTĐ - Mỗi năm có khoảng 3.000 người bị thương vì cua vua tấn công. Tại Alaska, nghề khai thác cua vua được coi là nghề nguy hiểm nhất trên biển cả.

Vùng biển nước sâu, lạnh ngắt, có một loài của khổng lồ, được gọi là cua vua, cua sát thủ hoặc “quái vật cua”. Loài cua này có chân dài, thân nhiều gai, thường có màu đỏ, sống ở độ sâu từ 200 đến 1.500m.

Vì chúng sống ở độ sâu khủng khiếp như thế, lại ở vùng biển lạnh, thậm chí đóng băng của vùng Nam Cực nên người xưa với phương tiện kỹ thuật thô sơ không thể khai thác được. Tuy nhiên, giờ đây, sau hàng trăm triệu năm, với phương tiện đánh bắt hiện đại, loài cua khổng lồ này đã bị các thợ săn lôi lên từ đáy biển sâu để làm món đặc sản cho con người.

“Quái vật cua” khổng lồ dưới đáy biển Nam Cực
Cua vua khổng lồ. 

Với trọng lượng 2-3 kg, những chiếc chân dài ngoằng, bộ càng cực khỏe, nó đủ sức kẹp đứt ngón tay người lớn. Đã từng có thợ săn bị nó cắp đứt ngón tay và bị chảy máu đến chết dưới đáy biển.

Theo dữ liệu từ Bộ Y Tế, hiện có khoảng 100 ngàn thợ săn loài cua này ở các vùng biển sâu và lạnh để đáp ứng nhu cầu thưởng thức của thực khách. Mỗi năm có khoảng 3.000 người bị chúng tấn công khiến bị thương, thậm chí là tàn tật. Tại Hoa Kỳ, ở Alaska, nghề khai thác cua vua được coi là nghề nguy hiểm nhất trên biển cả.

“Quái vật cua” khổng lồ dưới đáy biển Nam Cực
Săn cua là nghề nguy hiểm. 

Theo các nhà khoa học, từ 15 triệu năm trước, đáy biển sâu và lạnh của biển Nam Cực và Bắc Cực là lãnh địa của loài cua khổng lồ này. Tuy nhiên, sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo lục địa phía Nam của Nam Cực đã gây ra dòng điện cực rất lạnh trên khắp châu lục. 

Kết quả là nhiệt độ nước ở đáy biển xuống thấp, khiến các loài săn mồi trong đó có cua vua phải dịch chuyển đến các vùng nước sâu hơn, nơi mà nhiệt độ vẫn đảm bảo ở mức 1-2 độ C. 

“Quái vật cua” khổng lồ dưới đáy biển Nam Cực
Đàn cua vua di chuyển dưới đáy biển. 

Nhà nghiên cứu Anh, từ tàu nghiên cứu James Clark Ross đã tiến hành quan sát đặc biệt loài cua vua bằng cách sử dụng một robot dưới nước có tên là Isis. Robot được điều khiển từ xa để quan sát sự thay đổi các tấm lục địa Nam Cực và đã ghi lại sự hiện diện của cua vua ở độ sâu 1.100 mét. Ở độ sâu này, con người chưa có cách hiệu quả để khai thác cua vua.

Từ con tàu Dave Turner, một kỹ thuật viên từ Trung tâm Hải Dương học Quốc gia, Đại học Shouthampton (NOCS), khéo léo điều khiển cánh tay robot của Isis để bắt cua và đặt nó vào một túi mẫu. DNA đã được kiểm tra và so sánh với DNA cua từ các khu vực khác không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Tuy nhiên, đến nay chưa có kết quả.

“Quái vật cua” khổng lồ dưới đáy biển Nam Cực
Thợ săn cua vua trúng quả. 

Theo Rich Aronson, giáo sư sinh học tại Viện Công nghệ Florida, loài cua này đang có xu hướng di chuyển từ vùng biển sâu đến các khu vực thềm lục địa nông. Ông vẫn chưa rõ nguyên cớ sự di chuyển của chúng.

Vào tháng 10, loài cua vua sẽ di chuyển tìm bãi đẻ trứng. Những đàn cua khổng lồ di cư đến vùng nước nông sẽ làm mồi cho thợ săn cua.

“Quái vật cua” khổng lồ dưới đáy biển Nam Cực
 
“Quái vật cua” khổng lồ dưới đáy biển Nam Cực
 

Mùa thu hoạch cua có thể rất ngắn hoặc khá dài. Điều đó phụ thuộc vào nhiệt độ nước biển. Còn nhớ, mùa đông 2005-2006, khoảng 250 tàu thuyền của thợ săn ở Australia đã bắt được 7 triệu kg cua vua, đem lại nguồn lợi nhuận cực lớn.

Những người mê ẩm thực đánh giá cua vua rất cao. Chúng sở hữu những cặp chân dài, lớp vỏ cứng nhưng thớ thịt lại mềm mại. Thịt cua vua có hương vị đặc biệt, thơm ngon nhất trong tất cả các loại cua trên toàn thế giới.

Chính vì sự khó khăn trong đánh bắt, thịt ngon, nên cua vua được bán với giá khá đắt. Nếu bạn vào nhà hàng ở Mỹ, Australia, Nhật Bản, bạn sẽ phải chi phí từ 100 đến 500 USD để được thưởng thức vài miếng thịt cua hoàng đế.