- Việt Nam sẽ có thực phẩm biến đổi gene
- Lập lờ thực phẩm biến đổi gen
- Tranh cãi quanh thực phẩm biến đổi gene
Lúa mì biến đổi gen (hay còn gọi là GMO) được tạo ra bởi người khổng lồ hạt giống Monsanto. Giống cây này đã được phát triển để có khả năng kháng các loại thuốc diệt cỏ Roundup. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết họ đang thu giữ và kiểm tra toàn bộ vụ thu hoạch lúa mì của nông dân, nhưng đến nay vẫn chưa tìm thấy thêm cây lúa mì GMO nào khác.
Cơ quan này nói thêm, lúa mì biến đổi gen bị cấm bán hoặc sản xuất tại Mỹ, nhưng không hiểu vì sao ngày hôm nay giống cây này lại xuất hiện tại Washington.
Monsanto cho biết trong một tuyên bố rằng, giống lúa mì trên từng được trồng thử nghiệm một cách hạn chế ở vùng tây bắc Thái Bình Dương những năm 1998-2001, nhưng không bao giờ được thương mại hóa. Lưu ý rằng loại lúa mì này cũng từng được tìm thấy ở tiểu bang Oregon ba năm trước đây.
Phát hiện của người nông dân nói trên có thể sẽ tác động đến thị trường lúa mì Mỹ ở nước ngoài, nơi mà nhiều quốc gia đang lo ngại về những rủi ro bắt nguồn từ thực phẩm biến đổi gen, với một số lệnh cấm hoàn toàn áp đặt vào các sản phẩm GMO này.
Cùng ngày 29/7, Hàn Quốc đã đình chỉ thủ tục hải quan đối với một số lô hàng lúa mì biến đổi gen từ Hoa Kỳ do lo ngại an toàn. Đồng thời chính phủ nước này tuyên bố rằng việc phân phối và bán lúa mì của Mỹ cũng sẽ phải dừng lại, theo hãng thông tấn Yonhap.
Việc phát hiện ra giống lúa mỳ GMO bị cấm này ở Oregon vào mùa xuân năm 2013 từng dẫn tới một cuộc thử nghiệm trên toàn thế giới về các lô hàng từ Mỹ xuất khẩu đến EU và Hàn Quốc. Trung Quốc và Philippines thì cho biết họ sẽ theo dõi tình hình vào thời điểm đó, trong khi Nhật Bản ngừng nhập khẩu hoàn toàn.
Các nhà chức trách chưa thể lý giải vì sao giống lúa mì bị cấm lại xuất hiện ở Washington
Tiếp đó, trong năm 2014, giống lúa mì bị cấm này lại được tìm thấy tại trung tâm nghiên cứu của một trường đại học ở tiểu bang Montana - nơi mà trước đây, chính giống cây này đã được đưa ra thử nghiệm một cách hợp pháp bởi Monsanto vào đầu những năm 2000.
Châu Á là khu vực nhập khẩu hơn 40 triệu tấn lúa mì hàng năm, với số lượng lớn nguồn cung đến từ Mỹ. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã phê duyệt một cuộc thử nghiệm trên các giống lúa mì kháng thuốc trừ cỏ của Monsanto nhằm chấn an các đối tác kinh doanh. Đồng thời tăng cường giám sát các quá trình sản xuất, chế tạo giống cây trồng mà theo yêu cầu của các nhà phát triển là phải có giấy phép nếu như giống cây đó có liên quan đến biến đổi gen, bắt đầu từ năm nay.
Ngoài ra, chính phủ Mỹ đã phê duyệt việc sử dụng các loại cây trồng biến đổi gen như ngô và đậu nành cho gia súc, sản xuất bột bắp, dầu đậu nành, và đường High fructose corn syrup (một loại đường ngọt chế tạo từ ngô, trong dạng xi rô với nồng độ fructose là 55%, được sử dụng nhiều trong chế biến các loại thực phẩm phổ biến).