- Nga "gạ" Philippines tập trận hải quân chung
- Mỹ cân nhắc cho Ukraine sản xuất súng trường tấn công M4
- Lo Nga, Anh thành lập 2 lữ đoàn thiết giáp cơ động
Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan đóng vai trò quan trọng trong quyền lợi an ninh quốc gia và tài chính của cả 2 nước. Đối với Islamabad, việc Bắc Kinh đầu tư vào cơ sở hạ tầng tại Pakistan hứa hẹn nhiều sự thúc đẩy cho nền kinh tế nước này. Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng phải nhờ vào hải quân Pakistan để đảm bảo an toàn cho các tàu thương mại của họ đi qua đi qua biển Ả-Rập và những khu vực lân cận khỏi cướp biển.

Theo truyền thông Pakistan, chính vì điều này mà Trung Quốc đã đồng ý chia sẻ nhiều công nghệ của chiến hạm lớp Azmat với Pakistan, bao gồm cả vũ khí hay các loại cảm biến hiện đại.
Không như tàu Azmat tiêu chuẩn, chiếc tàu mới sẽ có các tên lửa lớn và mạnh hơn như C-602, vốn là phiên bản Pakistan của tên lửa chống hạm YJ-62 Trung Quốc với đầu đạn 300kg và tầm bắn 280km. Bên cạnh đó, hải quân Pakistan cũng sẽ trang bị cho chiếc tàu này loại tên lửa tấn công mặt đất với hệ thống dẫn đường chính xác.
Eo biển Hormuz là nơi 20% lượng dầu thương mại của thế giới chạy qua hàng năm. Nếu Trung Quốc nhập khẩu dầu từ Trung Đông hoặc biển Ả-Rập, tàu chở dầu của nước này sẽ phải đi qua eo biển Malacca và cần được hộ tống bởi tàu quân sự của Pakistan nếu muốn đảm bảo an toàn trước cướp biển.