- 12 năm, UAV Mỹ không kích 500 vụ, khiến gần 3.700 người tử vong
- Ganh đua với Ấn Độ, Pakistan phóng thành công tên lửa đạn đạo chiến lược
- Pakistan- khách hàng đầu tiên mua tiêm kích tàng hình J-31 Trung Quốc?
“Mặc dù rất nhiều nước đang dần thu nhỏ kho vũ khí hạt nhân của mình, nhưng Pakistan lại đang có xu hướng tăng các chương trình hạt nhân nhanh nhất trên thế giới. Vào năm 2020, nước này có thể đủ nguyên liệu để vũ khí hoá thành 200 loại phương tiện hạt nhân khác nhau”, Hội đồng Quan hệ Nước Ngoài (CFR) cho biết.
Pakistan thử tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân
Bản báo cáo có tên “Chiến lược bình ổn trong thời đại hạt nhân thứ 2” của tác giả Gregory Koblentz, đại học Mason, đã chỉ ra Nam Á là nơi có khả năng nổ ra bất ổn lớn nhất thế giới do những sự việc tranh chấp lãnh thổ, chủ nghĩa khủng bố hay sự tăng nhanh của các loại vũ khí hạt nhân.
Pakistan hiện đã triển khai hoặc đang phát triển 11 hệ thống vũ khí có đầu đạn hạt nhân bao gồm máy bay, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình.
“Pakistan chưa hề tuyên bố mục đích chính của việc phát triển vũ khí hạt nhân, tuy nhiên, nguyên nhân đầu tiên được cho là đề phòng Ấn Độ hoặc các tranh chấp lãnh thổ nói chung và thứ hai là phòng trừ khả năng Mỹ sẽ phát động một chiến dịch quân sự nhằm tước bỏ kho vũ khí hạt nhân của nước này ”, bản báo cáo trên cho hay.
CFR ước lượng Ấn Độ đang sở hữu khối lượng nguyên liệu đủ để chế tạo từ 90 đến 110 loại vũ khí hạt nhân và con số này chắc chắn sẽ lớn hơn trong tương lai.
Trung Quốc hiện đang có khoảng 250 vũ khí hạt nhân được triển khai trên các loại tên lửa tầm trung, tầm xa và liên lục địa hay các máy ném bom.
“Mặc dù kho vũ khí hạt nhân trên thế giới đang thu nhỏ dần trên thế giới, châu Á đang thấy rõ sự gia tăng của các loại vũ khí này. Không như nhóm P5 (Nga, Mỹ, Anh, Pháp, Đức), Trung Quốc đang gia tăng và đa dạng hoá số vũ khí hạt nhân của mình”, CFR cho hay.