Osprey Nhật Bản chiếm ưu thế trước “Bò rừng” Trung Quốc

ANTĐ - Lực lượng hải quân Trung Quốc và Nhật Bản đang nỗ lực chạy đua nhằm giành ưu thế trong hoạt động tác chiến ở Senkaku/Điếu Ngư. Trong cuộc đấu này phần thắng có vẻ như đang ngiêng về phía Nhật Bản, khi phần lớn các chuyên gia quân sự cho rằng, Zubr không thể tác chiến được trên cả biển Hoa Đông lẫn biển Đông.

Cả Nhật Bản và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền đố với quần đảo Senkau/Điếu Ngư. Để có thể nhanh chóng triển khai lực lượng tác chiến tranh đoạt Senkaku, Tokyo và Bắc Kinh đều nỗ lực tăng cường các phương tiện vận chuyển lực lượng tác chiến lên đảo trong thời gian nhanh nhất. Trung Quốc đã mua sắm tàu đổ bộ đệm khí cỡ lớn Zubr của Ukrraina, còn Nhật Bản lựa chọn MV-22 Osprey (phiên bản hải quân đánh bộ) của Mỹ làm phương tiện đối kháng với Trung Quốc.

Tháng 9 năm ngoái, sau khi chính phủ Nhật mua lại quyền sở hữu 3 hòn đảo thuộc quần đảo này từ tay một doanh nhân Nhật, thì xung đột giữa 2 bên lại tiếp tục leo thang ngày càng nguy hiểm. Hiện nay, tranh chấp giữa 2 bên đang còn giới hạn trong phạm vi lực lượng bảo vệ bờ biển nhưng một khi xung đột xảy ra, quân đội, mà nòng cốt là lực lượng hải quân sẽ ngay lập tức nắm quyền thay thế.

Trong tình hình này, cả Nhật Bản và Trung Quốc đều không ngừng nỗ lực nâng cao quân lực. Tháng 4 năm nay, quân đội Trung Quốc đã mua về 1 chiếc tàu đổ bộ đệm khí (LCAC) hạng nặng Zubr của Ukraina, hiện chiếc tàu này đang phải tiến hành hạng mục cải tạo trang bị cuối cùng tại Thượng Hải. Sự có mặt của Zubr sẽ giúp hải quân Trung Quốc có thể triển khai quân đổ bộ tới Senkaku trong vòng vài giờ.

Tàu đổ bộ đệm khí Zubr có kết cấu 4 tầng, lượng giãn nước 555 tấn, hành trình tối đa 300 hải lý, tốc độ tối đa 60 hải lý/h, thời gian hành trình liên tục là 5 ngày, lượng vận tải tối đa 150 tấn. “Bò rừng” có thể mang theo 3 xe tăng chiến đấu, hoặc 8 xe chiến đấu bộ binh, hoặc 360 quân. Nó được trang bị hai khẩu súng máy AK-630 cỡ nòng 30 mm và hai pháo tên lửa đa nòng MS-227 140 mm. 

Osprey Nhật Bản chiếm ưu thế trước “Bò rừng” Trung Quốc ảnh 1

VM-22 Osprey còn được triển khai trên các tàu đổ bộ tấn công Nhật Bản


Các phương tiện truyền thông Trung Quốc cho biết, quân đội nước này đã đầu tư 315 triệu USD để mua 4 chiếc tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất thế giới của Ukraina. Sở hữu 4 chiếc tàu được mệnh danh là “Bò rừng châu Âu” này, Trung Quốc hy vọng sẽ nhanh chóng triển khai quân đến các khu vực tranh chấp, uy hiếp được các nước xung quanh, nhưng các chuyên gia quân sự nước ngoài cười nhạo cho rằng, nó chỉ là một thứ “đồ chơi khổng lồ”, không thể tác chiến được trên cả biển Hoa Đông lẫn biển Đông.

Senkaku cách Đại Lục hơn 200 hải lý, loại tàu này chỉ có phạm vi hành trình 300km, điều này có nghĩa là nó không thể hoàn thành hành trình đi - về cần thiết. Vì vậy, mỗi khi tác chiến Zubr cần phải có tàu chở dầu đi kèm hoặc có có tàu vận tải đổ bộ cỡ lớn chuyên chở ra gần khu vực tác chiến. Như vậy, vừa mất thời gian vừa dễ làm mồi cho lực lượng tự vệ trên không và trên biển của Nhật Bản.

Hơn nữa, khai bắt đấu tác chiến đổ bộ, tốc độ tối đa của tàu đổ bộ đệm khí Zubr là 60 hải lý/h và nguyên tắc của tàu đổ bộ đệm khí không cho phép nó chạy chậm. Như vậy, trừ các tàu cao tốc ra, các chiến hạm của Trung Quốc đều có tốc độ tầm 30 hải lý sẽ không thể bắt kịp nó, khi đó Zubr buộc phải đơn độc tác chiến. Vì vậy, nó sẽ dễ dàng làm mồi cho máy bay và các tàu cao tốc tên lửa của đối phương.

Còn ở khu vực biển Đông thì tàu đổ bộ đệm khí hoàn toàn không phù hợp trong tác chiến. Ngoài vấn đề là khoảng cách tác chiến quá xa, còn một điểm mấu chốt là, phần lớn những hòn đảo trên quần đảo Trường Sa đều rất nhỏ, thậm chí có đảo chưa bằng một con tàu. Hơn nữa các đảo trên biển Đông đều lắm luồng lạch và đá ngầm nên Zubr  khó mà tiến vào được.

Osprey Nhật Bản chiếm ưu thế trước “Bò rừng” Trung Quốc ảnh 2

Tàu đổ bộ đệm khí Zubr không phù hợp cả trên biển Đông và biển Hoa Đông


Nhật Bản có ưu thế rất lớn là được Mỹ công nhận quyền quản lý Senkaku. Ngày 17-09 vừa qua, một quan chức hải quân Mỹ đóng ở thành phố Okinawa đã hé lộ khả năng, nếu cần thiết, V-22 Osprey Mỹ đóng ở căn cứ hải quân Okinawa sẽ căn cứ vào “Hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ” để nhanh chóng chi viện. Nhật Bản cũng đã chi đậm để nghiên cứu dự án mua sắm và triển khai các máy bay Osprey mua của Mỹ.

Máy bay trực thăng V-22 Osprey có chiều dài 17,5m, chiều rộng (cả cánh) 25,8m, trọng lượng cất cánh tối đa đạt 27,4 tấn. Ngoài phi hành đoàn 4 người, MV-22 Osprey có thể chở được tối đa 32 quân cùng đầy đủ trang thiết bị chiến đấu. Nó có phạm vi hoạt động hơn 1.600 km với vận tốc tối đa 509 km/giờ trên biển. Trong quân đội Mỹ, phiên bản MV-22 được sử dụng cho hải quân đánh bộ và CV-22 sử dụng trong không quân.

Do được thiết kế cho mục đích vận tải đa năng nên MV-22 chỉ được trang bị một súng máy M420 cỡ nòng 7,62 mm hoặc súng máy M2 Browning cỡ nòng 12,7 mm. Ngoài ra, máy bay còn được trang bị dưới bụng súng máy GAU-17 cỡ nòng 7,62 mm có khả năng thu vào trong. Súng này được gắn máy quay, giúp phi công dễ dàng điều khiển từ buồng lái. 

Trong nhiệm vụ vận tải hoặc đổ bộ tấn công lập thể, tính năng của Osprey vượt xa các loại máy bay trực thăng thông thường như CH-46 Sea Knight. Ví dụ như ngày 21-06-2013 vừa qua, 1 chiếc CV-22 đã bay từ Mỹ đến căn cứ không quân Mildenhall của Anh. Trên đường bay, nó chỉ dừng lại nghỉ ở sân bay Keflavik của Iceland đúng 1 lần, còn lại chỉ tiếp dầu trên không rồi bay thẳng một mạch từ Mỹ đến Anh.

Osprey Nhật Bản chiếm ưu thế trước “Bò rừng” Trung Quốc ảnh 3

Máy bay vận tải cánh quạt nghiêng MV-22 Osprey

Trong chuyển trường tầm xa, các máy bay trực thăng của Mỹ như CH-53 Super Stallion và CH-46 Sea Knight không thể một mình bay đến đích, mà chỉ có thể dùng máy bay vận tải cỡ lớn như C-5 Galaxy để chở đến vị trí nhận nhiệm vụ. So sánh như vậy là để thấy khả năng của nó đã vượt xa các loại máy bay trực thăng vận tải hạng nặng khác. 

Mỹ vừa hoàn tất triển khai 24 máy bay vận tải cánh quạt nghiêng MV-22 Osprey ở căn cứ quân sự Futenma - Okinawa. Trong vòng 1h, 24 máy bay này có thể vận chuyển khoảng 500 quân hoặc 140 tấn vũ khí, trang bị đến Senkaku, nhanh hơn rất nhiều so với tàu đổ bộ đệm khí Zubr của Trung Quốc.

Ngoài ra việc được bố trí trên các đảo lớn, MV-22 Osprey còn có thể được vận chuyển trên tàu đổ bộ trực thăng lớp Hyuga, lớp 22DDH của Nhật. Điều này sẽ làm nâng cao gấp bội tính năng hoạt động tầm xa của nó. Với phạm vi hành trình xa, vận tốc nhanh và khả năng chuyên chở lớn hơn rất nhiều so với “Bò rừng Trung Quốc”, có thể nói là Tokyo đang nắm nhiều lợi thế hơn so với Bắc Kinh trong tranh chấp Senkaku.