Chợ phiên vùng cao chỉ có những người đàn ông say mềm vì rượu nhưng chẳng mấy khi thấy những người đàn ông bán rượu ở chợ nơi này.
Ở góc chợ Đồng Văn, Mèo Vạc, Lũng Phìn hay chợ trong thị trấn nhỏ Vinh Quang, huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang chỉ có những người phụ nữ bán rượu. Liệu có phải rượu do chính họ nấu ra thì họ mang đi bán? Điều này đúng một phần, bởi từ xa xưa người phụ nữ vùng cao đã thấm đẫm trong mình một nét đẹp cam chịu, thương chồng. Phụ nữ vùng cao vừa là “chủ” cũng vừa là “tớ”. Họ nấu rượu cho chồng uống, họ đi bán rượu lấy tiền nuôi chồng con, vì thế mỗi người phụ nữ nơi này, họ nấu rượu như bản năng của cuộc sống.
Tôi đã tìm hiểu nhiều người bán rượu trong phiên chợ ở Đồng Văn, Mèo Vạc… về việc chợ chỉ có những người phụ nữ bán rượu, mà không hề có bóng dáng người đàn ông. Họ nói vì người phụ nữ chính là người làm ra rượu, từ trồng ngô cho đến nấu, ủ ngô thành rượu, nên hiểu tất cả những giọt rượu của mình. Và nếu để đàn ông mang rượu ra chợ bán thì rượu sẽ làm say người bán và không còn đủ rượu để khách mua.

Chợ phiên vùng cao chỉ có góc bán rượu mới vui nhất

"Nữ tửu" thử độ "phê"

Đến chợ để gặp bạn, để giúp nhau đánh giá thành quả lao động của nhau


Một người đàn ông đi mua rượu ở chợ thị trấn Vinh Quang, Hoàng Su Phì

Ở vùng cao, người sành rượu không phải chỉ đàn ông, phụ nữ cũng rất tinh tế với thức uống này


Người già không những sành về rượu mà họ còn sành cả về thời tiết cất rượu để thêm ngon hơn

Chợ phiên, những góc chợ mà thiếu đi món hàng này thì chợ sẽ trở nên nhàn nhạt

Những chợ phiên vùng cao đang chuyên chở nét văn hóa đặc sắc của bản địa, và những người xuống chợ đang lan tỏa nét văn hóa đi muôn nơi đó là cách lưu giữ sống động

Rượu từ bao đời qua đã như nét văn hóa ẩm thực không thể thiếu của người vùng cao

Cách bán rượu đơn giản, và rất chợ phiên vùng cao

